Nghe thật trớ trêu nhưng nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ lại đang vậy lộn với dịch bệnh khiến tầng lớp thượng lưu phải tìm đường lui.
Trong khi một số đại gia chỉ muốn tìm nơi trú ẩn an toàn cho gia đình nhằm đợi dịch Covid-19 chấm dứt thì nhiều người còn lo xa cho tương lai khi nhiều đại dịch, khủng hoảng, thảm họa có thể diễn ra.
Nhà sáng lập Nuri Katz của hãng tư vấn tài chính quốc tế Aleex Capital Partners nhận định là cho đến hiện tại, những nước nhỏ lại đang khống chế dịch tốt hơn nhiều cường quốc.
Ngành kinh doanh béo bở
Chương trình nhập tịch bằng đầu tư có thể đóng góp cho nền kinh tế thông qua nguồn vốn vào thị trường bất động sản, tạo thêm việc làm hay phát triển cơ sở hạ tầng, tăng doanh số trái phiếu... Bởi vậy chúng được khá nhiều nước đang phát triển áp dụng.
Trên thực tế, chương trình CIP đầu tiên được giới thiệu vào năm 1984 bởi quốc gia St Kitts and Nevis ở vùng Caribbean. Kể từ đó đến nay hàng loạt nước cũng đã tham gia ngành kinh doanh này như Áo, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Montenegro...
Theo ước tính của nhà sáng lập Katz, năm 2020 sẽ có gần 25.000 người muốn mua quốc tịch để tìm nơi trú ẩn.
Tất nhiên, việc có quốc tịch mới và di chuyển đến nơi trú ẩn không phải chuyện dễ dàng và nhanh chóng. Giám đốc Volek lấy ví dụ một đại gia người Nga sẽ chẳng thể dễ dàng bỏ đi với tấm hộ chiếu mới khi tài sản, các mối quan hệ lợi ích cùng nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết trong nước.
Ngoài ra, không phải quốc gia nào cũng chấp nhận mọi đơn xin nhập tịch bằng CIP. Ví dụ như Malta hàng năm sẽ từ chối khoảng 20-25% số đơn xin nhập tịch vì họ thấy không tin tưởng vào những trường hợp này.
Thúy Nga (T.H)
Theo Tổ quốc (http://toquoc.vn/cnn-gioi-nha-giau-dien-cuong-mua-quoc-tich-de-chay-dich-covid-19-5202098151156893.htm)