|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 31/03/2025 05:23

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ các thực thể tham gia “được làm gì và không được làm gì”

Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ được các thực thể tham gia vào Trung tâm tài chính “được làm gì và không được làm gì”. Đồng thời, các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quản lý tài sản… hoạt động trong Trung tâm tài chính thế nào và phần hoạt động ở Việt Nam và quốc tế ra sao cần được làm rõ.

Đây là chia sẻ của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng tại Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam, do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức ngày 28/3, tại TP.HCM.

Hội nghị là một trong những hoạt động nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính dự kiến thông qua vào kỳ họp tháng 5/2025.

web.jpeg
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng trao đổi tại hội nghị

Trao đổi với các diễn giả quốc tế trong phiên Tọa đàm tại hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, các chủ thể tham gia phải là pháp nhân đăng ký hoạt động trong Trung tâm Tài chính Quốc tế, trong khi các trung tâm tài chính ở một số quốc gia khác sử dụng một luật chung.

Các bộ, ngành và địa phương liên quan đang xây dựng một khung pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế trên cơ sở học tập kinh nghiệm quốc tế và sẽ có sự khác biệt về Trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam so với các nước đã làm.

Theo đó, khung pháp lý phải làm rõ được các thực thể tham gia vào Trung tâm tài chính “được làm gì và không được làm gì”. Đồng thời, các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quản lý tài sản… hoạt động trong Trung tâm tài chính thế nào và phần hoạt động ở Việt Nam và quốc tế ra sao cần được làm rõ.

Sự phân định này, để phân biệt một định chế tài chính đang hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành, với chính sách vượt trội của Trung tâm tài chính.

Phương án thứ nhất, các định chế tài chính hoạt động trong Trung tâm tài chính cung ứng dịch vụ tương tự như bên ngoài thì áp dụng quy định pháp luật hiện hành;

Phương án hai, các định chế tài chính trong Trung tâm tài chính hoạt động dưới một khung quy định chung của Nghị quyết Quốc hội. Trong đó, các định chế tài chính có thể giao dịch ngoại tệ tự do, trong khi pháp luật hiện hành không cho thực hiện việc đó bên ngoài Trung tâm.

Theo Phó Thống đốc, NHNN sẽ dự thảo xây dựng một Nghị định trình Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính, và sẽ có những thông tư hướng dẫn cụ thể chi tiết cho nhà đầu tư.

Theo Ban soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự kiến xây dựng là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn ngân hàng nước ngoài và ngân hàng con của tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ được phép đăng ký hoạt động tại các Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Nguyên nhân có quy định này, đại diện NHNN Việt Nam cho biết, một tổ chức tín dụng trong nước không thể áp dụng hai cơ chế pháp luật, tinh thần này sẽ được Ban soạn thảo đưa vào Nghị quyết Quốc hội, kèm theo Nghị định hướng dẫn đi kèm trình vào kỳ họp tháng 5/2025 của Quốc hội. Bản nghị định này sẽ được công khai để các ngân hàng nước ngoài và các thực thể tham gia vào Trung tâm tài chính phản biện để các cơ quan soạn thảo lắng nghe, tiếp thu ý kiến.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng mời gọi các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về Trung tâm tài chính giúp Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính với những điều thiết thực. Đảm bảo được sự hoạt động ổn định của các thực thể tham gia vào Trung tâm tài chính của Việt Nam. Theo đó, khung khổ pháp lý cho trung tâm tài chính rất quan trọng và mỗi nước có một đặc thù.

Về vấn đề fintech (công nghệ tài chính), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, có 2 loại fintech, thứ nhất fintech thời gian qua phối hợp rất tốt với các ngân hàng thương mại làm eKYC (xác thực khách hàng điện tử) trong đó có fintech đã trở thành “kỳ lân”; thứ hai fintech phát triển trên diện rộng với hàng chục triệu khách hàng như Ứng dụng tài chính MoMo thì cần có khung pháp lý cho họ hoạt động chứ không phải fintech chỉ đơn giản là tài sản số, ban soạn thảo cần làm rõ.

T.H  
Tỷ giá điều chỉnh giảm nhẹ
“Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân là cơ hội để ACB tái định vị”
Tỷ giá trung tâm tiến sát 25.000 đồng.
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững
Tỷ giá đầu tuần tăng nhẹ, USD ngân hàng thương mại ổn định
Vietnam Airlines huy động 1,5 tỷ USD từ Ngân hàng ING
Tỷ lệ nợ xấu nhiều ngân hàng gần về mức đỉnh
Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro cao nhất
Tỷ giá trung tâm bật tăng trở lại, USD trong nước neo cao bất chấp DXY suy yếu
Đồng Euro rời vị trí thứ hai trong danh mục tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương
Thương hiệu Vietcombank được định giá hơn 2,1 tỷ đô la Mỹ
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Anh
Nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà
Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên
Ngân hàng UOB Việt Nam ra mắt tính năng quản trị tài chính chuỗi cung ứng trên UOB Infinity
Agribank dành 10.000 tỷ chương trình vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội dành cho người trẻ
Câu lạc bộ Tài chính Tiêu dùng tổ chức thành công Hội nghị nhiệm kỳ II
Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm sau khi vượt mốc 25.000 VND/USD
Tháng 5/2025: Huy động 18.049 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ: Mở rộng cánh cửa an cư
Xem thêm