|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 15/07/2025 20:00

Nhiều mã ngân hàng và họ Vingroup nhuốm đỏ, VN-Index mất mốc 1.470 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 15/7 khép lại trong sắc đỏ khi VN-Index giảm 9,77 điểm, lùi về mốc 1.460,65 điểm, tương ứng -0,66%. Đây là phiên điều chỉnh đầu tiên sau chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp, diễn ra trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ vào phiên chiều. Ngược lại, các chỉ số HNX và UPCoM vẫn giữ được sắc xanh nhẹ, lần lượt tăng 0,72 điểm và 0,36 điểm, lên các mức 240,33 điểm và 103,03 điểm.

ck-715.png

Áp lực giảm điểm trong phiên hôm nay đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ba cái tên VCB, VHM và VIC, những mã vừa là “đầu kéo” giúp thị trường vượt 1.450 điểm trong tuần trước, nay quay đầu trở thành lực cản lớn nhất. Cụ thể, cổ phiếu VCB giảm 1,6% xuống 61.400 đồng, lấy đi 1,93 điểm khỏi VN-Index, trở thành mã tác động tiêu cực nhất. Theo sau là VHM (-1,58%) và VIC (-1,24%), lần lượt lấy đi 1,33 và 1,26 điểm.

Cùng chung xu hướng, nhóm VN30 cũng ghi nhận phiên suy giảm đáng kể khi chỉ số này mất 11,82 điểm (-0,74%), đóng cửa tại 1.593,84 điểm. Trong rổ VN30, chỉ có một số ít mã giữ được sắc xanh như SSI (+2,52%), LPB (+1,98%), MWG (+0,43%), SSB (+0,26%) và SAB (+0,18%). Trong khi đó, các cổ phiếu như BCM (-2,19%), VRE (-1,75%) và BID (-1,42%) đều ghi nhận mức giảm sâu.

Dù vậy, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt hơn 38.556 tỷ đồng. Thanh khoản tăng mạnh trong phiên chiều cho thấy áp lực bán chốt lời diễn ra đồng loạt sau quãng tăng mạnh của thị trường. Tuy nhiên, điều tích cực là biên độ giảm không lớn và toàn thị trường chỉ ghi nhận 7 mã giảm sàn, phản ánh một nhịp điều chỉnh tương đối lành mạnh.

Về diễn biến nhóm ngành, bất động sản là cái tên gây sức ép lớn nhất. Bộ ba VIC, VHM và VRE đồng loạt giảm trên 1%, kéo theo nhiều mã khác như TCH (-3,62%), CEO (-2,07%), DIG (-1,87%) và NTL (-2,70%) điều chỉnh theo. Dù vậy, vẫn có những điểm sáng trong nhóm này như HDC, BCG và LDG tiếp tục tăng trần, trong đó LDG đánh dấu phiên tăng trần thứ 8 liên tiếp. Các mã như DXG (+1,92%), NLG (+1,80%), VCR (+2,46%) và TIG (+5,26%) cũng duy trì đà tăng tích cực.

Nhóm ngân hàng diễn biến tiêu cực rõ nét khi hàng loạt mã lớn như VCB, BID, VPB, HDB, TPB và EIB đồng loạt giảm. Trong đó, EIB là mã giảm mạnh nhất với -2,77%, về mức 21.00 đồng/cp. Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng từ một số mã ngân hàng quy mô nhỏ như OCB (+3,05%), LPB (+1,98%), SGB (+2,36%) và MSB (+1,54%).

Ngược lại, nhóm chứng khoán duy trì được sắc xanh trong cả phiên, dù mức tăng thu hẹp đáng kể so với đầu ngày. SSI là mã nổi bật nhất khi tăng 2,52% lên 30.500 đồng/cp, đạt mức giá cao nhất kể từ tháng 3/2022. Các mã khác như SHS (+2,04%), VND (+1,4%), VIX (+1,27%) và HCM (+1%) cũng ghi nhận mức tăng khá tốt. Đáng chú ý, dòng tiền ngoại đổ mạnh vào nhóm này khi SSI được mua ròng hơn 246,52 tỷ đồng, mức cao nhất toàn thị trường. Cùng với đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND (+231,22 tỷ), DXG (+203,74 tỷ) và GEX (+169,79 tỷ) cũng lọt vào danh sách được khối ngoại gom mạnh.

Ở nhóm ngành khác, cổ phiếu công nghiệp có sự phân hóa nhưng vẫn nổi bật với hai mã GEX (+5,67%) và GEE tăng trần. Nhóm phân bón duy trì sắc xanh nhờ DPM, DCM, DDV, LAS tăng nhẹ. Ngành thép khởi đầu hứng khởi nhưng dần hạ nhiệt về cuối phiên. HPG giảm -0,97%, trong khi NKG và HSG tăng nhẹ. Các mã nhỏ như SMC, TLH và TVN vẫn duy trì được đà tăng, trong đó SMC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng hơn 1.074 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Giá trị mua đạt 3.834 tỷ đồng, trong khi bán ra 2.760 tỷ đồng. Ngoài SSI và FUEVFVND, các mã được mua ròng mạnh còn có VPB (+157 tỷ), SHB (+93 tỷ), FPT (+82 tỷ). Ở chiều ngược lại, GMD dẫn đầu nhóm bị bán ròng với 93 tỷ đồng, tiếp theo là HPG(-77 tỷ), VCI (-77 tỷ), TCH (-72 tỷ đồng) và HAH (-66 tỷ).

Phiên điều chỉnh ngày 15/7 kết thúc với sự chủ động rõ nét từ dòng tiền chốt lời sau chuỗi tăng nóng của thị trường. Tuy chịu áp lực từ ba trụ lớn VCB, VHM và VIC, song dòng tiền vẫn duy trì sự tích cực ở nhiều nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là chứng khoán, công nghiệp và bất động sản vốn hóa thấp. Mức thanh khoản cao, khối ngoại mua ròng mạnh cho thấy nền tảng thị trường vẫn chưa bị phá vỡ sau một phiên giảm.

Hữu Kiên  
Nhiều mã ngân hàng và họ Vingroup nhuốm đỏ, VN-Index mất mốc 1.470 điểm
Góc nhìn chứng khoán: VN-Index và VN30 đồng loạt lập đỉnh, cơ hội và rủi ro đan xen
Tâm điểm chứng khoán: Dòng tiền ngoại nhập cuộc, VN-Index lập chuỗi 5 phiên tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm
VN30 lập đỉnh mới, VN-Index vững vàng tiến bước trong sắc xanh​​​​​​​
VN-Index vượt mốc 1.445 điểm, VIC tăng trần lập đỉnh hơn 2 năm​​​​​​​
VN-Index vượt 1.430 điểm, thanh khoản bùng nổ, khối ngoại tiếp tục mua ròng
Dòng tiền nội lẫn ngoại đổ mạnh, VN-Index vượt tiếp mốc 1.415 điểm
Chứng khoán vượt mốc 1.400 điểm cùng thanh khoản ở vùng kỷ lục
Tâm điểm chứng khoán: Dòng tiền lập đỉnh sau thông tin đàm phán thuế quan Việt - Mỹ, VN-Index hướng tới 1.390
Chứng khoán 4/7: Cổ phiếu FPT hút tiền, nhóm ngân hàng dẫn dắt đà tăng​​​​​​​
Thanh khoản chứng khoán vượt 1,2 tỷ USD sau tin đàm phán thuế quan Việt - Mỹ
Chứng khoán sau thỏa thuận thuế quan Mỹ - Việt: Giằng co gần mốc 1.390 điểm
Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025
Nhóm chứng khoán FTS, CTS, HCM, VIX tăng trần, VN-Index tiến sát 1.385 điểm
Chứng khoán chào tháng 7: Vietcombank làm điểm sáng giữa làn sóng phân hóa thị trường
Chứng khoán 30/6: VCB, TCB và BID dẫn dắt thị trường, VN-Index khép lại quý II với triển vọng tích cực
Tâm điểm chứng khoán: Masan và Vingroup dẫn sóng, VN-Index vượt đỉnh 3 năm giữa lực bán ngoại
Góc nhìn chứng khoán: Vn-Index đã xác lập 'sóng' tăng?
VietABank chuyển niêm yết lên HOSE, nâng vốn điều lệ lên sát 5.400 tỷ
Chứng khoán 27/6: Masan bứt phá lập đỉnh, VN-Index vượt ngưỡng 1.370 điểm
Xem thêm