|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 13/05/2025 18:55

TP.HCM: Tín dụng 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2,62%

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đến cuối tháng 4/2025 đạt 4.046 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng 12,78% so với cùng kỳ.

Đến cuối tháng 4/2025, tổng dư nợ tín dụng (số liệu thực tế) trên địa bàn TP. HCM đạt 4.046 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng 12,78% so với cùng kỳ. Đây là kết quả tăng trưởng tích cực, phản ánh những yếu tố tác động từ môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cụ thể:

Thứ nhất, về quy mô tín dụng trên địa bàn, lần đầu tiên tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt ngưỡng kỹ thuật trên 4 triệu tỷ đồng và tăng cao hơn cùng kỳ các năm trước đây, Cùng kỳ, 4 tháng đầu năm 2024, tín dụng tăng 1,31%; năm 2023 tăng 1,72%.

Thứ hai, các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng của NHNN là yếu tố chính tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Trong đó, chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt cùng chính sách lãi suất thấp đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất đã phát huy và tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tín dụng tiếp tục tâp trung lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cho các nhóm ngành lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế. Riêng tín dụng đối với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu (có đóng trên 60% GRDP của thành phố) như: thương mại, du lịch; truyền thông; khoa học công nghệ; y tế; giáo dục; tài chính; nghệ thuật vui chơi giải trí… đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, chiếm 35,4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, tăng trên 3,6% so với cuối năm 2024.

Tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm trên địa bàn TP.HCM phản ánh xu hướng tích cực, gắn liền với hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất của NHNN và tăng trưởng kinh tế.

Trong quá trình này, tăng trưởng kinh tế và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Yếu tố này được duy trì, sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Nguyễn Đức Lệnh  
Vietnam Airlines huy động 1,5 tỷ USD từ Ngân hàng ING
Tỷ lệ nợ xấu nhiều ngân hàng gần về mức đỉnh
Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro cao nhất
Tỷ giá trung tâm bật tăng trở lại, USD trong nước neo cao bất chấp DXY suy yếu
Đồng Euro rời vị trí thứ hai trong danh mục tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương
Thương hiệu Vietcombank được định giá hơn 2,1 tỷ đô la Mỹ
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Anh
Nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà
Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên
Ngân hàng UOB Việt Nam ra mắt tính năng quản trị tài chính chuỗi cung ứng trên UOB Infinity
Agribank dành 10.000 tỷ chương trình vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội dành cho người trẻ
Câu lạc bộ Tài chính Tiêu dùng tổ chức thành công Hội nghị nhiệm kỳ II
Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm sau khi vượt mốc 25.000 VND/USD
Tháng 5/2025: Huy động 18.049 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ: Mở rộng cánh cửa an cư
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với IMF về lĩnh vực ngân hàng số và tài sản mã hóa
Dự án kho dữ liệu tài khoản nghi ngờ: BIDV mở màn, kế đến là Vietcombank, MB, Vietinbank, Agribank nhập cuộc
Tỷ giá giảm nhẹ
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025: Kiến tạo hệ sinh thái tài chính thông minh, nhân văn và toàn diện
Tỷ giá trung tâm tăng nhẹ: ngân hàng thương mại đồng loạt giảm giá USD, diễn biến trái chiều giữa các ngoại tệ
Xem thêm