|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 07/05/2025 11:15

Vietjet Air: Doanh thu quý I/2025 tiến sát 18.000 tỷ đồng, thu từ phí hành lý, suất ăn chiếm đáng kể

Một trong những đóng góp lớn cho doanh thu của Vietjet Air đến từ mảng doanh thu dịch vụ phụ trợ, đạt trên 6.223 tỷ đồng, chiếm hơn 35% tổng doanh thu. Mảng hoạt động này bao gồm các khoản như phí hành lý, suất ăn, dịch vụ cộng thêm...

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những chỉ số tài chính ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng ổn định và chiến lược mở rộng mạng bay quốc tế hiệu quả.

Vietjet Air: Doanh thu quý I/2025 tiến sát 18.000 tỷ đồng, thu từ phí hành lý, suất ăn chiếm đáng kể - 1

Doanh thu ổn định, lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần của Vietjet Air trong quý I/2025 đạt 17.952 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (17.792 tỷ đồng). Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.403 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ (1.745 tỷ đồng).

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý I/2025 đạt 825,3 tỷ đồng, tăng mạnh 52% so với cùng kỳ (542,2 tỷ đồng). Sau khi trừ các chi phí tài chính, chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 836,4 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024 (676,4 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 641,3 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận thuộc về công ty mẹ đạt 640,5 tỷ đồng.

Một trong những đóng góp lớn cho doanh thu của Vietjet Air đến từ mảng doanh thu dịch vụ phụ trợ, đạt trên 6.223 tỷ đồng, chiếm hơn 35% tổng doanh thu. Mảng hoạt động này bao gồm các khoản như phí hành lý, suất ăn, dịch vụ cộng thêm... và đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt, giúp tăng tỷ suất sinh lời trong bối cảnh cạnh tranh giá vé.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Vietjet Air đã vận chuyển hơn 6,87 triệu hành khách trên 38.700 chuyến bay, tăng tương ứng 9% và 12% so với quý I/2024. Hệ số sử dụng ghế bình quân của hãng đạt 87%, trong khi độ tin cậy kỹ thuật đạt mức 99,72% — các chỉ số cho thấy hiệu quả vận hành cao trong toàn hệ thống.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của Vietjet Air đạt 98.766 tỷ đồng, tăng từ 85.228 tỷ đồng đầu năm 2024. Tài sản ngắn hạn chiếm 36.445 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (38.578 tỷ đồng), trong đó tiền và tương đương tiền còn 2.224 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với thời điểm 01/01/2025 (4.558 tỷ đồng), phản ánh một phần do dòng tiền sử dụng cho đầu tư hoạt động.

Nợ phải trả tổng cộng là 80.939 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc nguồn vốn. Chỉ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 2,12 lần — tuy cao nhưng vẫn được đánh giá nằm trong ngưỡng an toàn của ngành hàng không, theo đánh giá trong báo cáo. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 17.827 tỷ đồng, tăng từ 17.065 tỷ đồng đầu năm.

Xét về dòng tiền, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm 849 tỷ đồng trong quý I/2025, chủ yếu do tăng tồn kho và giảm các khoản phải trả. Ngược lại, dòng tiền từ hoạt động tài chính lại mang về dòng thuần 645 tỷ đồng, cho thấy Vietjet vẫn tích cực trong việc sử dụng công cụ tài chính để đảm bảo dòng vốn.

Mở rộng đội bay và mạng bay quốc tế

Trong quý I, Vietjet Air nhận thêm 2 tàu bay mới, nâng tổng số lên 106 chiếc — đây là đội bay có tuổi bình quân trẻ nhất khu vực. Hiện tại, hãng đang khai thác 137 đường bay, trong đó có 97 đường bay quốc tế, thể hiện chiến lược mở rộng mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài.

Nổi bật trong quý I là việc khai trương 4 đường bay mới đến Trung Quốc và Ấn Độ, và công bố kế hoạch mở đường bay Phú Quốc – Singapore và TP.HCM – Auckland. Không chỉ mở rộng mạng bay, Vietjet Air còn đánh dấu mốc quan trọng với chuyến bay đầu tiên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ chuyến đi, công ty đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác với các tập đoàn lớn như Boeing, GE, Honeywell, với tổng giá trị gần 50 tỷ USD.

Vietjet Air cũng đang dẫn đầu xu thế công nghệ mới khi áp dụng động cơ CFM LEAP tiết kiệm nhiên liệu, giảm từ 15%–20% khí thải CO2 so với thế hệ trước. Cùng với đó, công ty đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu vận hành và phát triển bền vững theo tiêu chí ESG.

Ngoài kết quả kinh doanh ấn tượng, Vietjet Air còn được vinh danh bằng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: "Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới", "Nơi làm việc đáng mơ ước", "Thương hiệu nhà tuyển dụng xuất sắc toàn cầu" và giải thưởng kỹ thuật số Sky Joy.

Với những thành tích quan trọng trong quý I/2025, Vietjet đã đặt nền móng vững chắc để hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2025 trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu đang trên đà hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Dù dòng tiền còn áp lực, lợi nhuận tăng trưởng mạnh, bộ chỉ tiêu tài chính vững vàng và vị thế quốc tế ngày càng rõ nét là cơ sở để hãng tự tin hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm 2025.

Hữu Kiên  
SSI 'mở van' tăng trưởng quý I, lợi nhuận vượt 1.000 tỷ
Gần 1,8 triệu tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm
Novaland: Doanh thu bán hàng quý đầu năm gấp 2,5 lần cùng kỳ, sắp thoát 'thế kẹt'
Thế Giới Di Động công bố kinh doanh lãi bình quân mỗi ngày đạt gần 1 triệu USD
Vietnam Airlines công bố doanh thu vượt 30.000 tỷ nhờ khách quốc tế phục hồi mạnh, khách Nhật Bản tăng đột biến
Chứng khoán Việt Nam ngày đầu vận hành hệ thống KRX: Họ Vingroup tiếp tục dẫn dắt, khối ngoại xả mạnh FPT
Vinhomes: Doanh số bán hàng quý I/2025 vọt lên 35.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng gấp ba cùng kỳ
Vinamilk: Lợi nhuận quý I/2025 giảm mạnh, thị trường nội địa tiếp tục là điểm nghẽn
PV GAS: Quý I/2025 doanh thu vượt 25.000 tỷ đồng, lợi nhuận đã đạt hơn 50% mục tiêu cả năm
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM sắp ra mắt giao diện Website mới, vận hành hệ thống giao dịch KRX
Chứng khoán giảm nhẹ trước kỳ nghỉ Lễ, áp lực bán gia tăng tại nhóm Vingroup
ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát
Chứng khoán tăng phiên thứ ba liên tiếp: Cổ phiếu Vingroup “vững trần”, Vietjet Air “sát vách”
Áp dụng hệ thống KRX: Nhiều thay đổi nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý
Chứng khoán APG bất ngờ điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận lên mức 120 tỷ, kiểm soát rủi ro theo hướng “phòng cháy hơn chữa cháy”
Thị trường không thuận lợi ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cốt lõi của Chứng khoán Vietcombank trong quý I/2025
VIC tím trần cùng loạt cổ phiếu xuất khẩu “ăn theo” thông tin đàm phán thương mại với Hoa Kỳ kéo chứng khoán bứt phá
ĐHĐCĐ Novaland 2025: Nỗ lực tái cấu trúc và gỡ vướng pháp lý, cải thiện kết quả kinh doanh
BAF Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng gấp 2 lần, chuyển trọng tâm vào chăn nuôi
Chứng khoán 22/4: “Đánh võng” nghẹt thở, đi tìm nguyên nhân cổ phiếu Vingroup giảm liên tiếp
Xem thêm