|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 06/05/2025 17:10

Vietnam Airlines công bố doanh thu vượt 30.000 tỷ nhờ khách quốc tế phục hồi mạnh, khách Nhật Bản tăng đột biến

Trong đó, doanh thu từ vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn, đạt 24.329 tỷ đồng, tăng 7,8% so với quý I/2024.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) tiếp tục ghi nhận một quý kinh doanh tích cực khi báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt 3.486 tỷ đồng. Đây là quý thứ năm liên tiếp hãng hàng không quốc gia báo lãi, bất chấp lợi nhuận có phần sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do không còn khoản thu nhập đột biến như năm 2024.

Vietnam Airlines công bố doanh thu vượt 30.000 tỷ nhờ khách quốc tế phục hồi mạnh, khách Nhật Bản tăng đột biến - 1

Doanh thu vượt 30.550 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt gần 21%

Theo báo cáo tài chính, tổng doanh thu thuần của Vietnam Airlines trong ba tháng đầu năm 2025 đạt 30.551 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn, đạt 24.329 tỷ đồng, tăng 7,8% so với quý I/2024. Doanh thu bán hàng đạt 4.634 tỷ đồng, tăng 6%, còn lại đến từ hoạt động phụ trợ và sửa chữa máy bay.

Đáng chú ý, giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ hơn 1,6% khiến lợi nhuận gộp đạt 6.271 tỷ đồng – tăng mạnh 54% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp (gross margin) đạt gần 21%, vượt xa mức trên 13% của đối thủ Vietjet Air, và cũng cao hơn mức trước dịch của chính Vietnam Airlines. Đây được đánh giá là yếu tố chủ chốt giúp hãng "lãi đậm" trong kỳ.

Vietnam Airlines cho biết kết quả tích cực có được phần lớn nhờ nhu cầu đi lại trong mùa cao điểm Tết và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường khách quốc tế. Trong quý I/2025, hãng vận chuyển hơn 6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế tăng trưởng nổi bật tại các thị trường Ấn Độ (+26,6%), Trung Đông (+25,8%) và Đông Bắc Á (+13,6%). Đặc biệt, lượng khách có doanh thu cao từ Nhật Bản đã phục hồi gần 90% so với mức trước đại dịch.

Bên cạnh đó, giá nhiên liệu bình quân chỉ ở mức khoảng 91 USD/thùng – thấp hơn gần 5% so với trung bình năm 2024 – giúp hãng tiết giảm đáng kể chi phí vận hành. Chi phí tài chính cũng giảm rõ rệt, từ 1.470 tỷ đồng xuống 1.071 tỷ đồng; chi phí lãi vay giảm gần 29%, còn 251 tỷ đồng.

Dòng tiền tích cực, nợ vay giảm, vốn chủ sở hữu dần hồi phục

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 59.838 tỷ đồng, tăng hơn 1.650 tỷ đồng so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng mạnh lên 19.408 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản tiền và tương đương tiền tăng 38% lên 6.049 tỷ đồng, và khoản phải thu ngắn hạn đạt 8.468 tỷ đồng, tăng hơn 15%.

Hàng tồn kho giảm gần 421 tỷ đồng, xuống còn 2.957 tỷ đồng, giúp giải phóng vốn lưu động. Trong khi đó, tài sản dài hạn chiếm chủ yếu, đạt 40.430 tỷ đồng, giảm nhẹ do khấu hao tài sản cố định.

Tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines giảm còn 65.693 tỷ đồng, từ mức 67.531 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm hơn 830 tỷ đồng. Nợ dài hạn cũng giảm 5,6%, còn 8.753 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tuy vẫn âm 5.854 tỷ đồng, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức âm 9.344 tỷ đồng cuối năm 2024, nhờ lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt hơn 3.486 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến cuối quý còn hơn 30.215 tỷ đồng, giảm so với mức 33.614 tỷ đồng trước đó.

Đẩy mạnh tái cấu trúc và đầu tư đội bay

Đáng chú ý, trong bối cảnh kết quả kinh doanh khả quan, Vietnam Airlines đang đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu tài chính và mở rộng đội bay. Hãng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư 50 tàu bay thân hẹp thuộc dòng Airbus A320NEO hoặc Boeing 737 MAX mà không cần bảo lãnh Chính phủ – dự án trị giá khoảng 3,7 tỷ USD, tương đương 178% tổng tài sản của hãng tại thời điểm cuối quý I/2025.

Vietnam Airlines cũng tăng cường hợp tác chiến lược, trong đó có ký kết ghi nhớ tài chính trị giá 560 triệu USD với Citibank và hợp tác thu xếp vốn dài hạn với Vietcombank giai đoạn 2026–2032.

Quý I/2025 đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực phục hồi và tái cấu trúc của Vietnam Airlines. Với biên lợi nhuận được cải thiện rõ rệt, dòng tiền vận hành ổn định và sự phục hồi của thị trường quốc tế, hãng đang từng bước thu hẹp lỗ lũy kế và hướng đến mục tiêu cân bằng tài chính trong tương lai gần. Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu, đặc biệt là áp lực chi phí, biến động tỷ giá và kế hoạch đầu tư khổng lồ cần được quản trị chặt chẽ trong bối cảnh vốn chủ sở hữu vẫn chưa dương trở lại.

Hữu Kiên  
HOSE sắp đón hai “tân binh” do Chứng khoán SSI và Phố Wall tư vấn
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm, chứng khoán “hụt hơi” trước vùng cao nhất 3 năm
Thị trường tăng gần 11 điểm, nhóm chứng khoán dẫn dắt thanh khoản
Cổ phiếu PNJ và TPBank biến động mạnh sau kết luận thanh tra vàng
Ông Phạm Nhật Vượng chuyển nhượng 48 triệu cổ phiếu Vingroup, thúc đẩy đại dự án đường sắt siêu tốc VinSpeed
Tâm điểm chứng khoán: VN-Index chững lại sau 4 tuần tăng, họ Vin và Novaland là trụ đỡ
Thị trường chứng khoán 30/5: VN-Index đỏ lửa cuối tuần, Novaland tiếp tục được khối ngoại gom mạnh
Doanh nghiệp chứng khoán quý I: Nhiều “ông lớn” suy giảm lợi nhuận
Thị trường được nhận định “ở giai đoạn đẹp”, nhà đầu tư chứng khoán cần hành động gì?
Kết quả kinh doanh quý I/2025 và lưu ý chiến lược đầu tư cổ phiếu
Thị trường chứng khoán 29/5: Bất động sản nâng đỡ VN-Index, Novaland được khối ngoại gom mạnh
VN-Index giữ sắc xanh nhờ trụ Vingroup, năng lượng bứt phá
VN-Index vượt 1.300 điểm nhưng vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn chưa “về bờ”?
Phó Chủ tịch Sợi Thế Kỷ chi tiền tăng sở hữu doanh nghiệp khi cổ phiếu STK hồi gần 40%
Viconship tăng tốc “thâu tóm” cổ phần HAH, nâng sở hữu lên 13,2% trước thềm đại hội cổ đông
Dệt may Thành Công lên kế hoạch phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu, ngày “chốt” đăng ký 10/6
Lực cầu quay lại nhóm bất động sản và vận tải biển, VN-Index áp sát 1.340 điểm
VN-Index đảo chiều ngoạn mục, cổ phiếu họ Vin góp sức
Chứng khoán giằng co quanh mốc 1.300 điểm, dòng tiền chọn lọc
Chứng khoán tăng bất chấp áp lực bán ròng từ khối ngoại
Xem thêm