|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 22/03/2025 13:48

Cần gỡ “nút thắt” khiến kinh tế tư nhân bứt phá

Các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng nếu xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì cần chính sách và cơ chế thực tế, giảm gánh nặng chi phí và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển…

Cần gỡ “nút thắt” khiến kinh tế tư nhân bứt phá - 1

Các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách và chiến lược rõ ràng để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Ảnh: Báo NLD

Còn những "nút thắt" khiến doanh nghiệp không lớn được

Tại tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Báo Người Lao Động tổ chức, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, còn những "nút thắt" khiến doanh nghiệp không lớn được.

Theo ông Nam, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó về việc hoàn thuế. Hay như việc các tổng công ty nhà nước dù mạnh nhưng không giữ được cán bộ giỏi do chính sách tiền lương hạn chế, dẫn đến khó phát triển.

Để phát triển kinh tế tư nhân, ông Đỗ Hà Nam kiến nghị: Hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu ngành bởi sẽ là đầu tàu hỗ trợ cho số đông người lao động và hàng triệu nông dân. Doanh nghiệp đầu ngành sẽ xây dựng thương hiệu cho ngành hàng bán hàng được giá tốt, các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ hưởng lợi.

Cần đào tạo nguồn nhân lực tốt cho khối doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, công ty gặp tình trạng phải đào tạo lao động nhưng khi họ giỏi, bị bên khác trả giá cao hơn lấy mất người. Thậm chí, nhân sự đi mang theo cả đội ngũ cùng khách hàng nên doanh nghiệp phải làm lại từ đầu.

Cũng theo ông Nam, Việt Nam có thể học hỏi Singapore khi ở quốc đảo này, doanh nghiệp nộp thuế cao sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và phát triển.

Cuối cùng là cơ chế về thuế, theo ông Nam Tập đoàn Intimex có 1 công ty tại Singapore, khi lợi nhuận là 300.000 USD, thuế suất 17% nhưng khi vượt ngưỡng lợi nhuận này thì thuế chỉ còn 10%.

Còn chính sách thuế của Việt Nam có xu hướng thu thuế tối đa, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp dùng lợi nhuận tái đầu tư, phát triển. Với chính sách thuế này, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng "giấu bớt" lợi nhuận để giảm đóng thuế hoặc chỉ làm vừa phải, đóng thuế vừa phải, không kích thích phát triển.

Về thuế thu nhập cá nhân hiện nay, lương trả càng cao, đóng thuế càng nhiều. Lao động giờ chỉ quan tâm thực nhận bao nhiêu và muốn doanh nghiệp phải tự lo phần đóng thuế.

Nhà nước cần tính toán chính sách thuế để khuyến khích người lao động làm nhiều, cống hiến và tuân thủ quy định.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM nhận định, để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, doanh nghiệp cần cảm nhận rõ ràng sự hỗ trợ thực tế từ các cấp chính quyền, chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính nhưng thực tế, các dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện những quy định làm tăng chi phí, gia tăng thủ tục cho doanh nghiệp.

Nếu bộ, ngành vẫn giữ tư duy "quản không được thì cấm" thì sẽ không thể tháo gỡ những rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Được tiếp cận chính sách một cách sòng phẳng và bình đẳng

Ông Phan Đình Tuệ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, cho rằng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, ông Tuệ đề xuất cần có các chính sách rõ ràng và cơ chế hỗ trợ phù hợp, thay vì chờ đến khi phát sinh khó khăn mới tháo gỡ.

Cần gỡ “nút thắt” khiến kinh tế tư nhân bứt phá - 2

Ông Phan Đình Tuệ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Chủ tịch Bamboo Airways. Ảnh: NLD

Ông lấy ngành hàng không làm ví dụ, cho rằng để phát triển bền vững, cần xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh bao gồm dịch vụ bảo trì, suất ăn, khai thác mặt đất…

Để làm được điều này, Chủ tịch Bamboo Airways cho rằng doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần ngồi ngang hàng với nhau, được tiếp cận chính sách một cách sòng phẳng và bình đẳng.

Mặt khác, ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho rằng Việt Nam có thể xây dựng các quỹ đầu tư chung giữa khu vực công và tư.

“Việc triển khai công - tư nên được thực hiện theo cơ chế thị trường, với các quyết định đầu tư dựa trên tính thị trường. Trong kỷ nguyên vươn mình, sự kết nối trong hệ điều hành là rất quan trọng để kết nối giữa doanh nghiệp và chính sách, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”, ông Thông nhận định.

Đồng thời, cần tạo ra các cơ chế để các doanh nghiệp này có thể chia sẻ và hợp tác nhằm hình thành một hệ sinh thái doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững.

Bảo Phương  
Giá vàng vượt mốc 121 triệu/lượng
Giá vàng thế giới điều chỉnh nhẹ, vàng trong nước 'án binh bất động'
Vàng trong nước tăng nhẹ trở lại sau cú 'lao dốc', chênh lệch giá tiếp tục giữ mức cao kỷ lục
Căng thẳng thương mại hạ nhiệt, vàng quay đầu giảm sốc
“Xanh hoá” ngành Logistics: VILOG 2025 - Tạo sức bật lớn cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Giá vàng đảo chiều lấy lại mốc 120 triệu đồnglượng
Giá vàng trong nước giảm mạnh theo đà thế giới, mất mốc 120 triệu đồng/lượng
Ngành bán lẻ Việt Nam 2025: Hồi phục và củng cố vị thế
Thị trường giao dịch hàng hoá tiếp tục sôi động sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Giá vàng trong nước tăng, vàng thế giới giảm mạnh
Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet
Liệu năm 2025 có phải là “năm vàng” cho các nhà đầu tư?
Cần Thơ thúc đẩy mô hình hợp tác chuyển đổi số, sản xuất tuần hoàn
Doanh nghiệp đẩy mạnh tận dụng các FTA đa dạng các thị trường xuất khẩu để giữ nhịp tăng trưởng
Dệt may khởi sắc dù đối diện nguy cơ áp thuế đối ứng của Mỹ
Doanh nghiệp gấp rút hoàn thiện đơn hàng xuất khẩu, chủ động thích ứng với chính sách mới
Tiếp tục gia hạn các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất
Vingroup báo doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục, giữ vững vị thế là doanh nghiệp tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất cả nước
Bình Dương sẽ là điểm đến “vàng” đối với các nhà đầu tư
Xem xét các chính sách ưu đãi logistic cảng biển hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Xem thêm