|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 08/05/2025 12:58

"Chìa khóa” bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp

Chính phủ cho rằng, việc yêu cầu hàng hóa có mã vạch giúp người mua truy xuất nguồn gốc, nhà sản xuất giám sát chất lượng và kiểm soát khi có sự cố.

ma-vach-dnktx1-1746673612.jpg
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là rất cần thiết

Trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước Quốc hội sáng 06/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, việc quy định về ghi nhãn điện tử bằng mã số, mã vạch là cần thiết. Đây là cách bổ sung cho ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống, để nhà sản xuất truyền đạt thông tin bắt buộc theo quy định.

Việc mã số, mã vạch được ứng dụng phổ biến trong quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa. Hiện nhiều nước ứng dụng mã số, mã vạch trong giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm. Công nghệ này phục vụ kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm. Từ đó các bên trong chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, triệu hồi, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

Ghi nhãn điện tử cho phép một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra theo phương thức điện tử và hiển thị trên màn hình. Thông qua mã vạch, người tiêu dùng có thể tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm

ma-vach-dnktx2-1746673585.jpg
Áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp, trong đó có giải pháp truy xuất nguồn gốc xuất xứ được cho là cách để nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam

Chính phủ cho rằng, mã số, mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu. Công nghệ này cũng cho phép cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế, hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Theo Chính phủ, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ, trong đó ứng dụng mã số mã vạch quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, ghi nhãn điện tử thì việc xem xét, bổ sung vào Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là rất cần thiết.

Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng; phát triển nền tảng số sử dụng chung, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: Loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417, mã vạch hai chiều); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

Sơn Trần  
'Chìa khóa” bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp
Đầu tư xanh từ khu vực tư nhân ở Việt Nam đạt hơn 160 triệu USD
Tăng cường giám sát an toàn thi công trong xây dựng công trình
Mặt bằng giá cả hàng hóa sẽ giảm sâu trong ngắn hạn
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ
'Nới' visa để tạo đột phá phát triển du lịch
Giải ngân vốn đầu tư công 'ì ạch' và những 'kế sách' thúc đẩy của Bộ Tài chính
Tây Ninh: Năng suất và chất lượng là “chìa khoá” giúp Doanh nghiệp vươn mình
Tỉnh Bến Tre: Tăng trưởng ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội
Long An bứt phá trong cải cách, xây dựng môi trường thu hút đầu tư
Công trình công – quản trị tư
CPI tháng 4 tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 3,05%
Hải Phòng bứt phá tăng trưởng và thu hút đầu tư nhờ những sáng tạo trong cải cách hành chính
4 tháng đầu năm 2025 xuất siêu 3,79 tỷ USD
TP.HCM sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương thành siêu thành phố mới
Thủ tướng: Triển khai hiệu quả 'bộ tứ chiến lược'; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn
Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Đề xuất thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Xem thêm