|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 23/04/2025 12:24

Chứng khoán 22/4: “Đánh võng” nghẹt thở, đi tìm nguyên nhân cổ phiếu Vingroup giảm liên tiếp

Từ đáy 1.137 điểm, VN-Index thu hẹp đà giảm hơn 60 điểm, kết phiên trên mốc 1.197 – dù vẫn thấp hơn ngưỡng tâm lý 1.200.

Phiên giao dịch ngày 22/4 khép lại với kịch bản “rút chân” đầy kịch tính, sau cú sập gần 70 điểm bất ngờ trong phiên chiều khiến thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn ngắn hạn. Dù kết phiên, VN-Index chỉ còn giảm 9,94 điểm (-0,82%) về 1.197,13 điểm, nhưng cú xuyên thủng ngưỡng tâm lý 1.200 đã để lại dư âm không nhỏ trong tâm lý nhà đầu tư.

Ngay từ đầu phiên sáng, áp lực bán đã hiện hữu khi chỉ số lùi dần về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự kiện tâm lý thực sự xảy ra khi bước sang đầu phiên chiều. Trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, VN-Index bị “đánh úp” mạnh mẽ, lao dốc xuống mức 1.137 điểm – tức giảm gần 70 điểm so với tham chiếu. Toàn thị trường khi đó gần như chìm trong sắc đỏ, với hàng loạt cổ phiếu đồng loạt giảm sàn.

Tuy nhiên, khác với những cú rơi theo kiểu “vỡ trận” của các chu kỳ điều chỉnh trước, lực cầu bắt đáy đã nhanh chóng nhập cuộc ở vùng giá thấp, giúp chỉ số hồi phục đáng kể về cuối phiên. Từ đáy 1.137 điểm, VN-Index thu hẹp đà giảm hơn 60 điểm, kết phiên trên mốc 1.197 – dù vẫn thấp hơn ngưỡng tâm lý 1.200.

Nhóm VN30 đóng vai trò “trụ đỡ” lớn nhất trong pha hồi phục này. VN30-Index chỉ giảm nhẹ 3,91 điểm (-0,3%), cho thấy lực cầu tập trung vào các mã vốn hóa lớn. Các cổ phiếu như VHM (+4,55%), MWG (+3,06%), HVN (+4,59%), và STB (+0,49%) đồng loạt tăng trở lại và hỗ trợ đà hồi của thị trường. Ở chiều ngược lại, VIC tiếp tục là tâm điểm khi giảm thêm 4,07%, kéo giảm mạnh chỉ số chung.

Điểm tích cực là dòng tiền bắt đáy đã quay lại mạnh mẽ. Tổng thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 36.800 tỷ đồng – mức cao nhất trong nhiều tháng, phản ánh sự nhập cuộc mạnh mẽ của dòng tiền bắt đáy. Đáng chú ý, khối ngoại cũng thể hiện chiến lược xoay chuyển nhanh chóng: từ trạng thái bán ròng hơn 500 tỷ đồng trong phiên sáng, họ đã quay lại mua ròng 521 tỷ đồng trên HOSE, tập trung mạnh vào HPG (+213,6 tỷ), MWG (+183,3 tỷ) và STB (+170,5 tỷ).

Về ngành nghề, sắc đỏ vẫn bao trùm phần lớn thị trường, với nhóm chứng khoán, bất động sản, công nghệ, dầu khí và tài chính đồng loạt suy giảm từ 2–5%. Trong khi đó, ngành bán lẻ, vận tải và một số mã vốn hóa lớn như FRT, ACV và HVN ngược dòng thành công, tạo điểm nhấn giữa “cơn bão”.

Theo ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Kinh doanh số tại Chứng khoán VPBankS, tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số” ngày 21/4 - cho rằng, biến động lớn trong phiên không đến từ yếu tố “sốc chính sách” như lo ngại ban đầu, mà chủ yếu do sự điều chỉnh kỹ thuật của các mã dẫn dắt, đặc biệt là VIC.

“Nhà đầu tư phản ứng mạnh khi VIC bị khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng những phiên trước, cùng với lo ngại sau các đợt phát hành trái phiếu lớn gần đây. Tuy nhiên, vùng giá hiện tại 52.000–60.000 đồng có thể là vùng cân bằng kỹ thuật của VIC”, ông Đức nhận định. Ông cũng cho rằng khi các cổ phiếu lớn điều chỉnh, đây thường là cơ hội để tái cơ cấu danh mục nếu chọn đúng cổ phiếu có nền tảng vững chắc.

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng thông tin Mỹ chính thức công bố mức thuế suất cực cao (lên tới 3.521%) đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á – bao gồm cả Việt Nam – cũng có thể góp phần ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng đây không phải là nguyên nhân chính cho cú rơi của thị trường hôm nay. Thứ nhất, động thái thuế quan này đã được dự đoán từ sớm sau cuộc điều tra kéo dài một năm. Thứ hai, các nước, trong đó có Việt Nam, đang có thời gian 90 ngày đàm phán trước khi áp dụng chính thức.

Với việc VN-Index chính thức thủng mốc 1.200 điểm trong phiên, thị trường đã phát đi tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn rõ rệt. Tuy nhiên, xét về khối lượng giao dịch tăng vọt và dòng tiền tổ chức vẫn chọn lọc gom hàng ở vùng giá thấp, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một phiên “rũ cung kỹ thuật” hơn là khởi đầu cho một chu kỳ giảm kéo dài.

Hữu Kiên  
Doanh nghiệp chứng khoán quý I: Nhiều “ông lớn” suy giảm lợi nhuận
Thị trường được nhận định “ở giai đoạn đẹp”, nhà đầu tư chứng khoán cần hành động gì?
Kết quả kinh doanh quý I/2025 và lưu ý chiến lược đầu tư cổ phiếu
Thị trường chứng khoán 29/5: Bất động sản nâng đỡ VN-Index, Novaland được khối ngoại gom mạnh
VN-Index giữ sắc xanh nhờ trụ Vingroup, năng lượng bứt phá
VN-Index vượt 1.300 điểm nhưng vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn chưa “về bờ”?
Phó Chủ tịch Sợi Thế Kỷ chi tiền tăng sở hữu doanh nghiệp khi cổ phiếu STK hồi gần 40%
Viconship tăng tốc “thâu tóm” cổ phần HAH, nâng sở hữu lên 13,2% trước thềm đại hội cổ đông
Dệt may Thành Công lên kế hoạch phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu, ngày “chốt” đăng ký 10/6
Lực cầu quay lại nhóm bất động sản và vận tải biển, VN-Index áp sát 1.340 điểm
VN-Index đảo chiều ngoạn mục, cổ phiếu họ Vin góp sức
Chứng khoán giằng co quanh mốc 1.300 điểm, dòng tiền chọn lọc
Chứng khoán tăng bất chấp áp lực bán ròng từ khối ngoại
Ông Bùi Cao Nhật Quân bán thành công hơn 2,9 triệu cổ phiếu NVL
VN-Index bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong phiên chiều, chốt phiên mất hơn 9 điểm
VN-Index giữ vững sắc xanh, VHM tiếp tục gây ấn tượng với phiên tăng trần
Nhà đầu tư ngoại đang tích lũy dần trên thị trường chứng khoán Việt Nam
VN-Index tăng gần 19 điểm nhờ nhóm Vingroup và ngân hàng
Chứng khoán đánh mất mốc 1.300 điểm, cổ phiếu bất động sản là điểm sáng
Chứng khoán chững lại sau chuỗi tăng, khối ngoại tiếp tục là điểm tựa với khẩu vị ưa thích là ngân hàng
Xem thêm