|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 22/04/2025 10:05

Thị trường chứng khoán đỏ lửa, cổ phiếu Vingroup nằm sàn

Tâm điểm chú ý phiên giao dịch ngày 21/4 chính là cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, giảm kịch sàn 6,96% xuống còn 61.500 đồng – đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp mã này bị bán mạnh và nằm sàn.

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 21/4 khép lại với sắc đỏ áp đảo trên thị trường, khi VN-Index đánh mất 12,05 điểm, tương đương 0,99%, lùi về mốc 1.207,07 điểm. Áp lực bán tăng cao, đặc biệt ở nhóm vốn hóa lớn, đã phủ bóng tiêu cực lên tâm lý thị trường và kéo thanh khoản toàn sàn HOSE xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần qua – đạt khoảng 18.641 tỷ đồng.

Tâm điểm chú ý phiên giao dịch chính là cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, giảm kịch sàn 6,96% xuống còn 61.500 đồng – đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp mã này bị bán mạnh và nằm sàn. Với thanh khoản lên tới gần 15,5 triệu cổ phiếu, VIC trở thành mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số chung, lấy đi tới gần 4 điểm khỏi VN-Index. Đây cũng là một trong những cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất trong ngày, nhưng phần lớn đến từ lực bán chủ động chiếm hơn 47% khối lượng khớp lệnh.

Thị trường đỏ lửa trong phiên ngày 21/4

Bên cạnh VIC, hàng loạt mã ngân hàng và chứng khoán cũng chịu áp lực điều chỉnh mạnh như HCM (-6,33%), FTS (-4,57%), VCI (-3,64%), BID (-1,95%) và SSI (-1,93%). Nhóm cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo mạnh nhất trên thị trường với mức giảm trung bình gần 2,7%. Ngược lại, vẫn xuất hiện một số điểm sáng như STB (+4,93%), SHB (+2,72%), TPB (+2,65%) và BCM (+2,2%) – giúp hãm bớt đà rơi của chỉ số.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm tựa hiếm hoi khi mua ròng hơn 172 tỷ đồng trên HOSE. Các mã được khối ngoại gom nhiều nhất bao gồm FPT (+156,6 tỷ), VIC (+152,7 tỷ) và E1VFVN30 (+74,6 tỷ). Tuy nhiên, đồng thời họ cũng bán ròng mạnh ở các mã như HCM, TPB và VNM.

Phiên giao dịch ghi nhận 339 mã giảm giá so với chỉ 181 mã tăng, phản ánh tâm lý thị trường vẫn thận trọng, nhất là trong bối cảnh mùa báo cáo tài chính quý I đang diễn ra với nhiều ẩn số chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, yếu tố bên ngoài như tiến độ đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là ẩn số chi phối dòng tiền.

Kết thúc phiên, chỉ số VN30 cũng giảm 11,95 điểm về 1.294,29 điểm. Các chỉ số phụ như HNX-Index và UPCoM-Index cũng cùng chung xu hướng điều chỉnh, phản ánh sự lan tỏa tiêu cực trên toàn thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, việc cơ cấu danh mục và lựa chọn cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt vẫn là chiến lược ưu tiên cho nhà đầu tư dài hạn.

Nhận định về thị trường trong trung hạn, tại hội thảo đầu tư “From Asia to Vietnam 2025” do Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức, ông Matthew Smith – Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích Khối Khách hàng tổ chức – cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã duy trì sự ổn định tương đối so với nhiều thị trường khác trong khu vực và toàn cầu. Việc trì hoãn thuế quan vào ngày 9/4 là yếu tố hỗ trợ tích cực giúp thị trường hồi phục thời gian gần đây.”

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nhà đầu tư không nên quá hưng phấn và khuyến nghị duy trì sự thận trọng trong ngắn hạn. Theo ông, thị trường sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp cho đến tháng 7, khi có thể xuất hiện các diễn biến mới liên quan tới chính sách thuế. Ông Matthew Smith nhấn mạnh, mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Tổng thống Trump và Việt Nam có thể là một yếu tố tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.

Về dài hạn, ông Matthew tin tưởng nửa cuối năm 2025 sẽ là thời điểm khởi sắc hơn cho thị trường Việt Nam. Dù FTSE chưa nâng hạng thị trường Việt Nam trong thông báo gần đây nhưng có thể sẽ có thông báo tích cực hơn vào tháng 10. Đồng thời, nếu Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi trong vài năm tới sau khi hoàn thiện hệ thống giao dịch KRX và CCP, dòng vốn ngoại sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thị trường đi lên.

Hữu Kiên  
VN-Index lập đỉnh 3 năm, nhóm Vingroup dẫn dắt thị trường
Vingroup tăng trần, chứng khoán Việt Nam lập đỉnh lịch sử
Tâm điểm chứng khoán: Sóng dầu khí và tài chính nâng đỡ VN-Index, bộ đôi Vingroup, Vinhomes chặn đứng đà bứt phá
Chứng khoán 20/6: Vingroup, Vinhomes và PV Gas đồng loạt giảm sâu, cổ phiếu ngân hàng là điểm sáng
Chứng khoán 19/6: Techcombank, VietinBank và Vingroup dẫn sóng, VN-Index tái lập mốc 1.350 điểm
11,3 triệu cổ phiếu NVL được bán ra bởi nhóm cổ đông nội bộ
Novaland (NVL) 'chia cổ phiếu' đổi nợ: Chiêu thức mới của 'ông lớn' bất động sản giữa bão tái cơ cấu
Chứng khoán 18/6: VN-Index vượt “đỉnh” bất thành, điểm sáng đến từ PV Gas, Vinhomes và Sacombank
Thị trường chứng khoán 17/6: VHM, VIC, NVL và nhóm phân bón đồng loạt tăng mạnh, kéo VN-Index tiến gần 1.350
Thấy gì từ động thái Dragon Capital liên tục bán ròng cổ phiếu FPT Reatail?
Quỹ mở VinaCapital chính thức phân phối trên nền tảng giao dịch VNDIRECT DGO
VPBankS 'bắt tay' Fintech AI: Đưa StockGuru trở thành 'trợ lý ảo' đầu tư chứng khoán
Quỹ ETF ngoại cơ cấu danh mục: Gọi tên duy nhất cổ phiếu BAF
Norges Bank rót 700 triệu USD gom cổ phiếu Việt: MWG, FPT cùng loạt nhà băng, bất động sản được 'chọn mặt gửi vàng'
Thị trường chứng khoán 16/6: PV Gas và Petrolimex kịch trần, VN-Index bật tăng gần 23 điểm
F88 được cấp mã chứng khoán, mục tiêu niêm yết HOSE hai năm tới
Chứng khoán Techcombank báo lãi vượt 4.800 tỷ, dự kiến IPO cuối năm nay
Tâm điểm chứng khoán: VIC, VHM đè nặng chỉ số, nhóm dầu khí và ngân hàng cứu thị trường giữa lo ngại địa chính trị
Chứng khoán 13/6: Cổ phiếu Vietinbank làm trụ đỡ, họ Vingroup giảm đồng loạt
Chứng khoán giữ vững 1.320 bất chấp áp lực từ nhóm Vingroup
Xem thêm