|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 07/03/2025 09:55

Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe doanh nghiệp để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển kinh tế

Các doanh nghiệp kỳ vọng TP.HCM sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép đầu tư, hỗ trợ tài chính và cải thiện hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời đề xuất Thành phố đồng hành, kết nối doanh nghiệp với các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Lãnh đạo TPHCM lắng nghe DN để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, Thành phố mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với cộng đồng doanh nghiệp để cùng tìm ra giải pháp phát triển hiệu quả - Ảnh: VGP/LA

Ngày 6/3, lãnh đạo UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với đại diện nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Thành phố nhằm lắng nghe ý kiến, tháo gỡ vướng mắc và tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khai thác nguồn lực hiệu quả

Đại diện cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết, trong mọi hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) vẫn là một bài toán ảnh hưởng đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

"Chúng tôi kiến nghị với Thành phố xem xét cải thiện các TTHC. Về phía HUBA, chúng tôi xin được phép làm việc với các sở, ban, ngành theo từng lĩnh vực để cùng nhận diện đâu là lực cản, thủ tục nào cần bỏ, thủ tục nào cần cải thiện", ông Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị.

Chủ tịch HUBA cũng cho rằng, không chỉ cải cách TTHC mà còn thay đổi phương pháp làm việc, trong đó thống nhất về mốc thời gian cụ thể và nâng vai trò chủ động của cơ quan chủ trì trong việc xử lý các TTHC.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần kích hoạt nguồn lực mới, trong đó ứng dụng công nghệ vào phát triển để tạo ra cú hích trong phát triển kinh tế. "Có những công nghệ không thể thực hiện theo hình thức đấu giá truyền thống, mà cần cơ chế lựa chọn phù hợp hơn. Do đó, TP.HCM cần có những chính sách đột phá trong thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, đồng thời tạo cơ chế linh hoạt để họ có thể cho thuê hoặc chuyển giao ứng dụng công nghệ", ông Nguyễn Ngọc Hòa nhấn mạnh.

Chủ tịch HUBA cũng kiến nghị, TP.HCM tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia dự án đầu tư công. Trong đó cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực được tham gia trực tiếp vào các dự án lớn, hoặc trở thành vệ tinh hỗ trợ cho các dự án đầu tư trọng điểm. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp nội địa phát triển, mà còn tạo ra động lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho Thành phố.

Lãnh đạo TPHCM lắng nghe DN để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển kinh tế- Ảnh 2.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA nêu các kiến nghị - Ảnh: VGP/LA

Bày tỏ niềm tin vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và TP.HCM, ông Travis Mitchell, Giám đốc điều hành AmCham tại Việt Nam, cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ kiến nghị, trong quá trình Việt Nam đang tinh gọn bộ máy hành chính, các doanh nghiệp mong muốn có một kênh liên lạc rõ ràng để tiếp nhận thông tin kịp thời, giúp tháo gỡ khó khăn phát sinh.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như các doanh nghiệp FDI đều cho rằng, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng cần tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Hiện tại, doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng hạ tầng kém phát triển sẽ cản trở sự tăng trưởng trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và rất quan tâm đến thị trường TP.HCM, nhưng họ chưa mạnh dạn đầu tư do những quan ngại về hạ tầng giao thông, cảng biển, nguồn cung điện đáng tin cậy và các vấn đề hành chính…

Lãnh đạo TPHCM lắng nghe DN để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển kinh tế- Ảnh 3.
Ông Travis Mitchell, Giám đốc điều hành AmCham tại Việt Nam chia sẻ những băn khoăn của doanh nghiệp Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/LA

Hoàn thiện hạ tầng giao thông và hạ tầng số tạo động lực mới cho tăng trưởng

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, theo định hướng phát triển, TP.HCM phải đi đầu về kinh tế xanh, kinh tế số. Vì vậy 2 hạ tầng lớn mà Thành phố đang quan tâm và phải xây dựng là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.

Theo ông Lâm Đình Thắng, TP.HCM đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế số năm 2025 là 25% và tới năm 2030 là 40%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, cần chính sách vượt trội, hạ tầng hoàn thiện và nguồn nhân lực chất lượng.

Theo kế hoạch, TP.HCM đang cùng Đại học Quốc gia TP.HCM xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung; mở rộng khu công nghệ cao hiện tại; xây dựng trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu; cho doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư chuyển đổi số... từ đó hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số của TP.HCM tốt hơn. Bên cạnh đó, hiện Thành phố đang có chính sách hỗ trợ công nghệ và thương mại hóa sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, miễn thuế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Lãnh đạo TPHCM lắng nghe DN để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển kinh tế- Ảnh 4.
TPHCM khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau những biến động kinh tế - Ảnh: VGP/LA

Về phía chính quyền, lãnh đạo TP.HCM ghi nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn của các doanh nghiệp và xem đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện chính sách điều hành. TP.HCM khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xem người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực cho sự phát triển; tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau những biến động kinh tế.

Cùng với đó, TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công để tạo ra hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm thu hút đầu tư; tháo gỡ vướng mắc, khơi thông các nguồn lực nằm trong các dự án. Thành lập trung tâm hành chính công của Thành phố...

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, TP.HCM mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với cộng đồng doanh nghiệp để cùng tìm ra giải pháp hiệu quả. Việc cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của TP.HCM, tiếp tục giữ vững vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Lãnh đạo TP.HCM ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp đối với sự phát triển chung của Thành phố.


Anh Lê  
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Mạnh mẽ tiến về phía trước để Việt Nam trở thành cường quốc về AI
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện lực TP.HCM phấn đấu trở thành doanh nghiệp số ngang tầm khu vực
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển
Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Một dấu mốc lập hiến – một bước tiến cải cách
Ngày không tiền mặt 2025 – Cầu nối thúc đẩy ứng dụng công nghệ và phát triển kinh tế số
Việt Nam chủ động lộ trình chuyển đổi logistics bền vững
Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng
Lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương, tỉnh BR – VT thống nhất một số nội dung về sắp xếp ĐVHC
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Doanh nghiệp 24/7: Tiêu điểm Vingroup, Novaland
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kinh tế số mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa”
Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia
Thanh toán không tiền mặt: Bước tiến trong chuyển đổi số quốc gia
WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc
PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN: Một bước ngoặt kiến tạo trong quản trị quốc gia
Tăng tốc các gói thầu trọng điểm, không để hạng mục nhỏ làm chậm tiến độ sân bay Long Thành
Thủ tướng: Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam
Xem thêm