|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 16/04/2025 11:00

MSVN nêu ba kịch bản thuế quan và chỉnh mục tiêu VN-Index trong 2025

Maybank Investment Bank (MSVN) vừa công bố báo cáo chiến lược thị trường tháng 4/2025, trong đó bộ phận Nghiên cứu Phân tích của MSVN cho rằng thuế quan có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và phân tích ba kịch bản thuế quan cũng như điều chỉnh mục tiêu của VN-Index.

Bộ phận Nghiên cứu phân tích của MSVN kỳ vọng Việt Nam có khả năng đạt được một thỏa thuận giảm thuế trong vòng 1–2 tháng tới. Trong thời gian chờ đợi, Việt Nam cần tận dụng các công cụ tài khóa và tiền tệ để giảm thiểu tác động từ các mức thuế mà Tổng thống Trump đã áp đặt. Về dài hạn, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, với mạng lưới thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và khu vực tư nhân trong nước ngày càng lớn mạnh.

Hy vọng điều tốt nhất nhưng cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Tổng Bí thư Việt Nam, ông Tô Lâm, đã nhanh chóng gọi điện cho Tổng thống Trump ngay sau khi Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, đề xuất một thỏa thuận thương mại. Bên cạnh đề xuất mua 86 tỷ USD hàng hóa, dịch vụ của Mỹ và cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ, một số biện pháp phi thuế quan (chẳng hạn như rào cản kỹ thuật đối với dược phẩm và thực phẩm, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông và ngân hàng, và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn yếu…) là những mối quan ngại lớn của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), và có thể cần được điều chỉnh để Việt Nam đạt được thỏa thuận.

Dựa trên các yếu tố này, MSVN đưa ra ba kịch bản: (1) kịch bản cơ sở với mức thuế 30–35%, giúp Việt Nam vẫn duy trì tính cạnh tranh so với các đối thủ thu hút FDI trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh,…; (2) kịch bản tốt nhất với mức thuế 20–25%, đưa Việt Nam ngang bằng với Nhật Bản, Hàn Quốc và EU, và tiếp tục giữ vai trò điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI; và (3) kịch bản xấu nhất với mức thuế 46%, buộc nền kinh tế phải tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngay lập tức. Tổng thống Trump đã thể hiện sự sẵn sàng đàm phán, và MSVN kỳ vọng sẽ có động thái giảm thuế trong vòng 1–2 tháng tới.

Kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục ổn định

FDI và thương mại là hai mối quan tâm trọng yếu ở thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp FDI hiện đóng góp hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động. Do đó, mức thuế 46% từ Mỹ nếu được áp dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, chênh lệch thuế mới giữa Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ở các ngành dệt may và giày dép (bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Campuchia, Thái Lan) hiện dao động trong khoảng 0% đến 20% và có thể thu hẹp.

Ngoài ra, bên cạnh mạng lưới 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, Việt Nam vẫn sở hữu những lợi thế cốt lõi như: các trung tâm sản xuất điện tử, dệt may và giày dép đã được định hình rõ nét; thị trường tiêu dùng quy mô lớn, vẫn còn dư địa phát triển với 100 triệu dân; và lực lượng lao động giá rẻ, có kỹ năng và dồi dào – những yếu tố này sẽ khiến nhà đầu tư FDI phải cân nhắc kỹ trước khi rút khỏi Việt Nam.

Trong ngắn hạn, việc điều phối đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ là điều kiện cần thiết để giảm thiểu tác động của cú sốc thuế quan. Trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, MSVN kỳ vọng lãi suất thị trường sẽ duy trì ở mặt bằng hiện tại trong 6 – 12 tháng tới. Về dài hạn, nền kinh tế cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và củng cố khu vực tư nhân trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Chuyển hướng sang chiến lược phòng thủ

MSVN cho rằng biến động thị trường sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, và chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh về mức 1.000 điểm – tương đương với mức P/E khoảng 10 lần – mức định giá mà thị trường đã từng chạm tới năm lần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

MSVN nhận định biến động thị trường sẽ tiếp tục duy trì trong những phiên tới và VN-Index có thể giảm về mức 1.000 điểm, tương ứng P/E trailing 10x – mức đã xuất hiện 5 lần kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trong kịch bản thuế vẫn được duy trì ít nhất đến cuối năm 2026, MSVN đưa ra ba mục tiêu VN-Index cuối năm 2025 tương ứng với ba kịch bản: cơ sở – 1.230 điểm, tích cực – 1.410 điểm, và tiêu cực – 1.000 điểm. Trên cơ sở đó, MSVN chuyển trọng tâm sang các cổ phiếu có tính phòng thủ cao hơn. Các mã cổ phiếu tiêu biểu được MSVN lựa chọn gồm: VNM, SAB, QNS; DGC; FPT; ACV; MWG; VHM; TCB; MBB.

Danh Phú  
Ông Đặng Hồng Anh và loạt lãnh đạo TTC Land nộp đơn từ nhiệm
Cổ phiếu ngân hàng “bầu” Hiển tiếp tục bùng nổ với hơn 1.200 tỷ đồng
Sau tin hoãn áp thuế từ Mỹ, chứng khoán Việt có phiên tăng mạnh nhất lịch sử hơn 24 năm
Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên mới nổi vào tháng 9 tới
Chứng khoán Việt Nam bùng nổ trở lại: Hơn 370 cổ phiếu tím trần, VN30-Index tăng kịch biên độ
Doanh nghiệp chưa đầy 1 năm tuổi tiếp tục chi hơn 10 tỷ đồng nâng sở hữu tại MHC
Vingroup sắp phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ nhằm cơ cấu nợ
Áp lực bán giải chấp quá lớn, VN-Index mất mốc 1.100 điểm
VDSC: “Đáy của sự tiêu cực” từ chính sách thuế quan của Mỹ đã hiện hữu
VN-Index tiếp tục mất gần 80 điểm, với 265 mã giảm sàn
Cổ phiếu Vingroup hút dòng tiền, VN-Index lấy lại sắc xanh
Vi phạm loạt quy định về trái phiếu, Chứng khoán Everest (EVS) bị phạt 177,5 triệu đồng
VN-Index 'mất' mốc 1.320 điểm
VN-Index giằng co tại ngưỡng 1.320 điểm
Áp lực chốt lời tăng mạnh, VN-Index giảm gần 6 điểm
VIC, VHM bùng nổ, VN-Index tăng mạnh hơn 8 điểm
Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)
Bất chấp khối ngoại bán mạnh gần 1.500 tỷ đồng, VN- Index vẫn giữ được mốc 1.320 điểm
Thu xếp vốn cho loạt “ông lớn”, Maybank Investment Bank nhận giải thưởng 'Nhà cho vay hợp vốn tốt nhất Việt Nam' của APLMA
VN-Index bước vào giai đoạn tích lũy
Xem thêm