Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để doanh nghiệp phát triển bền vững
Các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng yêu cầu pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp thực phẩm cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng yêu cầu pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp thực phẩm cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Nội dung trên được nhấn mạnh tại Hội thảo “Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, diễn ra sáng 27/3 tại TP.HCM.

Cần bắt nhịp xu hướng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ
Tại Hội thảo, bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh hiện nay, an toàn thực phẩm là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, giúp giảm bớt rủi ro sức khỏe liên quan thực phẩm kém chất lượng.
Khi xã hội ngày càng tiến bộ, nhận thức và nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi rõ rệt, với xu hướng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và xuất xứ minh bạch.
“Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm”, bà Hồ Thị Quyên nhấn mạnh.
Từ thực tiễn hoạt động kết nối cung cầu cho thấy, nhận thức và nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi rõ rệt, xu hướng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và xuất xứ minh bạch.

Bà Quyên thông tin thêm, năm 2024, qua thanh tra, kiểm tra trên 19.120 cơ sở, các cơ quan chức năng đã lập biên bản kiểm tra đối với 13.690 cơ sở (tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023). Qua đó, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính tại 47 cơ sở (chiếm 0,3%). Mặc dù liên tục được cảnh báo tuy nhiên tỷ lệ cơ sở vi phạm lại có dấu hiệu tăng.
Thực tế, thay vì thay đổi để chủ động được đầu ra, chủ động được giá thành thì doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chạy theo sản lượng.
Để đáp ứng yêu cầu pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy sẽ góp phần củng cố thương hiệu và mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
“Hiện nay người dân họ thay đổi nhiều về tư duy lựa chọn thực phẩm, quan tâm đến thực phẩm sạch, thuần tự nhiên, hữu cơ có nguồn gốc rõ ràng... Dù giá thành thực phẩm vừa nêu có giá cao hơn tuy nhiên nhóm khách tiêu dùng lựa chọn phân khúc hàng này vẫn rất lớn. Như vậy những doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải nghĩ đến vấn đề an toàn thực phẩm một cách nghiêm túc, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng” - bà Quyên cho biết thêm.

Các doanh nghiệp thực phẩm cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng yêu cầu pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp thực phẩm cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Đồng thời, việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy sẽ góp phần củng cố thương hiệu và mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, hội thảo tập trung thảo luận về tầm quan trọng của việc kiểm soát dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong thực phẩm.
Việc này là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp khi đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe. Các quy định nghiêm ngặt về giới hạn dư lượng hóa chất được áp dụng tại nhiều quốc gia, khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thực phẩm thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đặc thù, như những hạn chế về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất chưa được tối ưu hóa và nguy cơ ô nhiễm chéo cao.
Qua đó, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp đi sâu vào quy trình chủ động nhận diện và quản lý rủi ro an toàn thực phẩm, cũng như cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Theo bà Huỳnh Thị Kim Cúc - nguyên phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM - cho rằng bao bì có vai trò thiết yếu trong ngành thực phẩm vì không chỉ là lớp bảo vệ bên ngoài, mà còn là yếu tố then chốt để duy trì chất lượng sản phẩm.
Theo bà Cúc, vật liệu bao bì rất đa dạng, từ nhựa với tính linh hoạt và chi phí hợp lý, đến giấy và các tông thân thiện với môi trường, kim loại bền bỉ, thủy tinh hay vật liệu sinh học, mở ra nhiều lựa chọn bền vững hơn.
Tuy nhiên bà Cúc đánh giá xu hướng và công nghệ mới trong bao bì thực phẩm, như bao bì thông minh là giải pháp thân thiện với môi trường, gắn với chất lượng an toàn cho ngành thực phẩm Việt Nam.
"Bao bì thông minh có khả năng theo dõi chất lượng sản phẩm, bao bì hoạt tính giúp kéo dài thời gian bảo quản và bao bì sử dụng vật liệu tái chế… Doanh nghiệp cần chú ý đến giải pháp cho bao bì, vì quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm", bà Cúc nhận định./.