|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 25/03/2025 17:13

Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL

Ngày 25/3, tại TP. Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 14", gồm 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL- Ảnh 1.

Tham dự Hội nghị có Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Đỗ Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến; lãnh đạo của 5 tỉnh trong Khu vực 14.

Nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường tín dụng cho SXKD

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường tín dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Từ năm 2020 đến nay liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay khách hàng, nhất là giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, thực hiện ngay biện pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí mà không chuyển nhóm nợ, cho vay mới để người dân doanh nghiệp khôi phục, ổn định sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau dịch, bão lũ. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng.

Ước đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ tín dụng tại Khu vực 14 đạt 387.350 tỷ đồng, tăng 0,42% so với cuối năm 2024 (thấp hơn tốc độ tăng toàn quốc 0,8%), chiếm 31,73% tổng dư nợ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 2,46% tổng dư nợ nền kinh tế.

Về tín dụng chính sách, đến 31/1/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH trên địa bàn Khu vực 14 đạt 22.373 tỷ đồng với 704.825 khách hàng còn dư nợ, tăng 1,03% so với năm 2024, chiếm 5,78% tổng dư nợ tín dụng của Khu vực 14, chiếm 34,2% dư nợ tín dụng chính sách của vùng ĐBSCL và chiếm 6,02% dư nợ tín dụng chính sách trên toàn quốc.

Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL- Ảnh 2.
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/LS

Đẩy mạnh gói tín dụng cho phát triển nông nghiệp

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong khu vực, thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, trong đó tập trung chỉ đạo các TCTD trên địa bàn bám sát các chủ trương, nghị quyết, chương trình phát triển KT-XH của địa phương, triển khai các giải pháp ổn định lãi suất huy động và tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hạ lãi suất cho vay; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; xây dựng các sản phẩm tín dụng cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược kinh doanh, khả năng cân đối nguồn lực của TCTD.

Đồng thời, tăng cường đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm khả thi phục vụ phát triển KT-XH của khu vực và các ngành, lĩnh vực thế mạnh của địa phương theo định hướng tại Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ, trong đó chú trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, tiêu thụ một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đảm bảo an ninh lương thực của khu vực và quốc gia như lúa gạo.

NHNN Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là chương trình đặc thù của vùng ĐBSCL như Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp từng loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đặc biệt, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng như gói 100 nghìn tỷ đồng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản và mở rộng phạm vi chương trình đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; gói tín dụng với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp và nhiều gói tín dụng khác...

Đồng thời, thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh; chủ động triển khai, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng hình thức phù hợp; đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt, tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thuận lợi.

Ngân hàng đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung chính như: Kết quả hoạt động tín dụng chung trên cả nước và tín dụng trên địa bàn khu vực 14 những tháng đầu năm 2025, trong đó có tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, một số chương trình tín dụng; chính sách lãi suất cho vay; khả năng mở rộng tín dụng có hiệu quả trong năm 2025 góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; các khó khăn, vướng mắc; định hướng về hoạt động tín dụng trong thời gian tới...

Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL- Ảnh 3.
Ông Nguyễn Văn Nhựt, Tổng Giám đốc Cty Hoàng Minh Nhật - Ảnh: VGP/LS

Ông Nguyễn Văn Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Minh Nhật (TP. Cần Thơ) bày tỏ phấn khởi khi NHNN Việt Nam đã có những chính sách tích cực, phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả chính sách tín dụng.

Ông Nhựt đề xuất các ngân hàng xem xét về khả năng tăng cường vay tín chấp với tài sản bảo đảm thấp và lãi suất phù hợp được áp dụng trong khoảng thời gian thu hoạch lúa rộ và căn cứ trên kết quả thẩm định năng lực, quá trình kinh doanh của từng doanh nghiệp để có cơ chế, chính sách linh hoạt trong hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay chủ động, không bị khống chế room tín dụng.

Bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho rằng, sau đại dịch COVID-19 nhiều doanh nghiệp lao đao, nhưng nhờ các gói vay ưu đãi, lãi suất thấp, họ đã vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Bà Thanh đề xuất ngân hàng nghiên cứu điều chỉnh lãi vay phù hợp hơn.

Lê Sơn  
Nguồn vốn tín dụng góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao
Thêm 3 ngân hàng giảm lãi suất huy động trong những ngày cuối tháng 3
NCB tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng trong 2025
Đảng bộ Agribank: Triển khai thành công Đại hội điểm, hướng tới nhiệm kỳ 2025-2030
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ các thực thể tham gia “được làm gì và không được làm gì”
Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Hiệp hội Ngân hàng đồng hành, tạo niềm tin cho cơ quan quản lý trong xây dựng và triển khai chính sách
Vietcombank tăng tín dụng ưu đãi cho nông lâm, thủy sản lên 15 nghìn tỷ đồng
VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2025 tăng 22%
Chủ tịch Phạm Toàn Vượng: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ động thích ứng, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động
Ngân hàng Nhà nước làm việc với hệ thống Ngân hàng Nhà nước Khu vực 3
Thêm ngân hàng gia nhập 'làn sóng' giảm lãi suất huy động, mức giảm cao nhất lên tới 1,05%
Ngân hàng 'chạy đua' tăng vốn điều lệ
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL
VDB phải chủ động đổi mới tư duy, nỗ lực sáng tạo để phát triển bền vững
Công bố thành lập Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 và bổ nhiệm lãnh đạo
Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM trong hoạt động truyền thông chính sách về tiền tệ tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Shinhan ký kết hợp tác chiến lược cùng Công ty Kinh doanh bất động sản Viglacera
Điểm danh 3 ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tuần này: Tâm điểm mà cổ đông quan tâm là gì?
Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%
Xem thêm