|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 24/03/2025 07:51

Yếu tố tạo sự khác biệt và thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Sự phù hợp và đồng bộ của Chính sách sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt và là động lực thúc đẩy trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh phát triển để đạt được mục tiêu, định hướng đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố nói

Ở góc độ xây dựng và tổ chức thực hiện để đưa trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM vào hoạt động theo định hướng và kế hoạch của Chính phủ, Thành phố đã và đang đẩy mạnh thực hiện với các công việc trọng tâm về phát triển không gian và vị trị địa lý hoạt động của trung tâm tài chính; về tổ chức, quản lý và vận hành; về công tác đào tạo nguồn nhân lực…. Trong quá trình này, việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là các cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ, về thị trường vốn, về phát triển thị trường hàng hóa; về đầu tư…có ý nghĩa quan trọng. Sự phù hợp và đồng bộ của Chính sách sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt và là động lực thúc đẩy trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM phát triển để đạt được mục tiêu, định hướng đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố nói riêng và đất nước nói chung trong giai đoạn tới và trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Thứ nhất, cơ chế chính sách phù hợp và khác biệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý chung cho trung tâm tài chính phát triển, qua đó không chỉ thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các định chế tài chính tham gia mà còn tạo điều kiện cho dòng vốn luân chuyển thuận lợi hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn với các yêu cầu liên quan đến đồng tiền thanh toán tại trung tâm tài chính, các quy định về ngoại hối trong chuyển tiền, thanh toán quốc tế và giao dịch vốn;

Cơ chế chính sách phù hợp cũng tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, thúc đẩy trung tâm tài chính quốc tế phát triển, đặc biệt thu hút vốn đầu tư, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng vốn hiệu quả thông qua hoạt động của thị trường vốn.

Thứ hai, phát triển trung tâm tài chính quốc tế, với nội hàm cung cấp tốt nhất vốn, dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và phát triển mạnh các định chế tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu này liên quan đến chính sách tiền tệ, ngoại hối và tài chính, chứng khoán. Trong quá trình này phải kể tới mối liên hệ hệ quả giữa hoạt động của trung tâm tài chính với doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, yếu tố quan trọng để trung tâm tài chính quốc tế phát triển đó phải là sự phát triển hiệu quả của thị trường hàng hóa, của doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh. Vì vậy việc ban hành chính sách để phát triển thị trường hàng hóa, trong đó có thị trường hàng hóa phái sinh, cũng như các trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ hiện đại… kết nối hạ tầng giao thông đô thị phát triển… có ý nghĩa quan trọng phát triển hệ sinh thái, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh phát triển theo mục tiêu và định hướng đề ra.

Thứ ba, chính sách phù hợp và đồng bộ sẽ là yếu tố động lực thúc đẩy thị trường tài chính quốc tế tại TP.HCM phát triển như định hướng. Điểm rất thuận lợi hiện nay, TP.HCM đã và đang là trung tâm tài chính phát triển nhất của cả nước và trong xu hướng phát triển tích cực, với thị trường tài chính tiền tệ hoạt động sôi động, có nhiều định chế tài chính đa dạng về loại hình hoạt động và sở hữu. Trong đó có nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại tiện ích, tiện lợi cho doanh nghiệp và người dân không thua kém các sản phẩm tài chính của các nước trên thế giới. Đặc biệt sự phát triển của trung tâm tài chính hiện nay đang trong xu hướng tích cực, với điểm xếp hạng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay đã tăng 7 bậc so với năm 2024, xếp vị trí 98/119 thị trường tài chính phát triển. Đây là cơ sở nền tảng để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Trong đó chính sách đúng và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM theo định hướng đã đề ra.

Nguyễn Đức Lệnh  
Đồng USD giảm nhẹ, các ngoại tệ mạnh tăng giá, thị trường thận trọng trước bất ổn thương mại
Ngân hàng co giãn lãi suất: Điều chỉnh nhẹ ở kỳ hạn ngắn, cạnh tranh ở kỳ hạn dài
Ngân hàng trung ương Úc giảm lãi suất chuẩn lần thứ hai trong năm, xuống 3,85%
Tỷ giá trung tâm giảm, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tăng
Xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng thương mại Nhà nước trụ cột có quy mô lớn
23 ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm
Lãi suất hạ nhiệt, tỷ giá ổn định
Chính thức ra mắt Thẻ đồng thương hiệu đầu tiên giữa NAPAS, Mastercard và các ngân hàng tại Việt Nam
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tiếp và làm việc với Chủ tịch Visa châu Á
Vẫn duy trì đà giảm, lãi suất huy động thời gian tới liệu có tăng?
Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm xuống còn 6,1%/năm trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến Agribank lần thứ VI và biểu dương “Nữ đoàn viên - Người lao động giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” 2020-2025
TP.HCM: Tín dụng 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2,62%
Ngành Ngân hàng Khu vực 15: Kết nối tín dụng nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 10 của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
Thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Góc nhìn từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Xanh hóa khu công nghiệp: Chỉ nỗ lực từ ngân hàng là chưa đủ, cần sự chung tay của các bên liên quan
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng từ ngày 16/6
NHNN: Cần tăng cường phối hợp để triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh
Xem thêm