|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 18/04/2025 08:09

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Chiều ngày 17/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức "Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh". Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) nhấn mạnh, cần đồng bộ các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngành Ngân hàng tích cực tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp

Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là chính sách của Mỹ và phản ứng của các nước và nhiều yếu tố khác đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

Lấy dẫn chứng từ số liệu thống kê doanh nghiệp giải thể, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, cuối năm 2024, cả nước có hơn 940 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động và đến quý I/2025, cả nước có hơn 72,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 18,6 % so với cùng kỳ năm 2024. Bình quân một tháng có hơn 24,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, cũng trong quý I/2025, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 61,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; gần 11,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; gần 5,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân một tháng có gần 26,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

dsc05042.jpg
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu

Trước tình hình đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực, khẩn trương có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, trong đó, sử dụng nhiều giải pháp thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD), đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Từ góc độ TCTD, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, để hỗ trợ khách hàng, người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, các TCTD đã ban hành rất nhiều chính sách giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ cho các doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trên trong ngành Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế”, TS. Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.

Đồng bộ các giải pháp trợ lực giúp doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhìn nhận thẳng thắn về những vướng mắc trong việc vẫn còn những doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, TS. Nguyễn Quốc Hùng chỉ ra, do chịu ảnh hưởng lớn bởi khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn lực của nhiều doanh nghiệp bị cạn kiệt dẫn tới việc không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng; nhiều doanh nghiệp có tài sản thế chấp gặp vướng mắc pháp lý, chưa có giấy chứng nhận, quy hoạch treo, tranh chấp…, dẫn đến không đáp ứng được điều kiện vay vốn.

“Để được tiếp cận vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay không đáp ứng được các điều kiện trên. Phần lớn doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng...”, TS. Nguyễn Quốc Hùng đặt vấn đề.

dsc05026.jpg
Quang cảnh diễn đàn

Trong khi đó, về phía các TCTD, TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, các TCTD không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, giảm các quy định, điều kiện cho vay do vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống. Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, các TCTD đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch…

Bên cạnh đó, TCTD còn phải đối mặt với các rủi ro tội phạm công nghệ liên quan tới quá trình chuyển đổi số do ứng dụng công nghệ trong giao dịch và quản lý thông tin, dữ liệu khiến ngân hàng trở thành đối tượng chú ý của tội phạm công nghệ với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn…

Để có thể giúp doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, cần có sự đồng bộ trong các giải pháp.

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng tích cực triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để nắm bắt và xử lý kịp thời các khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng; Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng; kiện toàn và thành lập quĩ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh thành phố.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất: Tiếp tục triển khai các chương trình cho vay liên kết, chuỗi cung ứng; Tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; Tích cực hoàn thiện chính sách về xử lý nợ xấu và triển khai các giải pháp phòng ngừa nợ xấu gia tăng.

Đối với các doanh nghiệp, cần thực hiện quyết liệt tái cơ cấu cả về chiến lược, cơ cấu tổ chức, hoạt động, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính và thông tin hoạt động làm cơ sở để các TCTD thẩm định cho vay; cần lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực khai thác được lợi thế so sánh của doanh nghiệp, đồng thời tập trung đầu tư để nâng cấp công nghệ lõi, đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến…

Quỳnh LêQu  
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức
BAF Việt Nam: Siba Holdings đề cử nhân sự tham gia Ban kiểm soát
Cảnh báo sớm và hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Giá vàng vọt mạnh tạo đỉnh lịch sử, vượt mức 110 triệu đồng/lượng
TP.HCM rực rỡ và nghĩa tình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Triển vọng nhu cầu tích cực từ Trung Quốc kéo nhiều mặt hàng phục hồi
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, cán mốc 107 triệu đồng/lượng
Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng năng lực phân phối phân bón sinh học, thúc đẩy nông nghiệp xanh
Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh
Ngành dệt may hướng đến chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Giá mua - bán vàng tăng/giảm trái chiều
Du lịch và hàng không bắt tay, mở đường băng cho kỷ nguyên du lịch mới
Gạo cao cấp 'lên ngôi': Tập đoàn Tân Long và chiến lược chinh phục thị trường khó tính
Thị trường TPCP tháng 3/2025: huy động 65.329 tỷ đồng qua đấu thầu
Vietjet mở 4 đường bay mới tới Trung Quốc
Giá vàng nhẫn giảm, vàng miếng đi ngang
Giá vàng tiếp tục tăng vọt lên mốc cao mới
Giá vàng ngày 31/3 tăng sốc, vượt mốc 101 triệu đồng/lượng
Xem thêm