|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 09/04/2025 09:59

TP.HCM cho vay nhà ở tăng 0,67%

Tín dụng nhà ở tại TP.HCM đã tăng trưởng trở lại trong 2 tháng qua (tháng 1/2025 tăng 0,51%; tháng 2/2025 tăng 0,16%). Diễn biến này là tích cực và có tác động thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực

Đến cuối tháng 2/2025 tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM đạt 1.098 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 28% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 1,15% so với cuối năm 2024 (cao hơn tốc độ tăng của tín dụng chung trên địa bàn trong 2 tháng đầu năm).

Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM trong 2 tháng đầu năm, gắn liền với 3 yếu tố tích cực sau:

Thứ nhất, tín dụng cho vay bất động sản tiêu dùng, cho vay mục đích để ở, để sử dụng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 66% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn.

Thứ hai, tín dụng cho vay nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở thương mại; nhà ở khác…) đạt trên 600 nghìn tỷ đồng, tăng 0,67% so với cuối năm và tăng 7,39% so với cùng kỳ.

Thứ ba, tín dụng bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ (cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp khu chế xuất; xây dựng văn phòng cao ốc; cho vay xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng..) vẫn tăng trưởng tốt và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản chung trên địa bàn. Trong đó cho vay khu công nghiệp khu chế xuất đạt: 56.550 tỷ đồng tăng 2,7% so với cuối năm và tăng 33% so với cùng kỳ; cho vay xây dựng, sửa chữa, đầu tư phát triển nhà hàng khách sạn, khu du lịch, sinh thái và nghỉ dưỡng đạt: 28.068 tỷ đồng tăng 5,7% so với cuối năm và tăng 44,4% so với cùng kỳ.

Diễn biến của dư nợ bất động sản nhóm này, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch. Trong đó hoạt động du lịch tăng trưởng, là yếu tố thúc đẩy tín dụng bất động sản phục vụ lĩnh vực này tăng trưởng cao nhất, mặc dù chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn.

Tăng trưởng tín dụng bất động sản trong thời gian qua, gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ tăng trưởng, không chỉ phản ánh xu hướng và tác động tích cực qua lại giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, mà còn mang ý nghĩa toàn diện. Trong đó: tín dụng nhà ở đã tăng trưởng trở lại trong 2 tháng qua (tháng 1/2025 tăng 0,51%; tháng 2/2025 tăng 0,16%). Diễn biến này là tích cực và có tác động thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược quốc gia về nhà ở. Đối với các TCTD, tăng trưởng tín dụng bất động sản lĩnh vực tiêu dùng không chỉ bảo đảm hiệu quả tín dụng mà còn kích thích tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người trẻ dưới 35 tuổi.

Nguyễn Đức Lệnh  
Bắt đầu triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản
Thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trong ngành tài chính
Ngành Ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số
Hơn 90% giao dịch tài chính tại tổ chức tín dụng được thực hiện qua các kênh số
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Chuyển đổi số ngân hàng góp phần không nhỏ vào thành quả chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Khu vực 15: Tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng
Ngày 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng
Cập nhật lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân 5 tuần qua: Đồng loạt giảm nhẹ
Giải pháp tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng làm việc với đại diện Deutsche Bank
Ngân hàng MB tái bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao
Techcombank “duyệt” loạt giao dịch phi tín dụng với Chủ tịch Hồ Hùng Anh và các lãnh đạo cấp cao
Ngành Ngân hàng có đủ nguồn vốn cho vay đối với Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao
TP.HCM cho vay nhà ở tăng 0,67%
Ngân hàng UOB tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng, xây dựng tòa nhà trụ sở mới tại TP.HCM
Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung chuyên ngành Ngân hàng
Lãi suất cho vay được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2025
Agribank “thiết kế” gói vay chuyên biệt hơn cho ngành lúa gạo
Ngân hàng TMCP Quân Đội thiết kế sản phẩm riêng, hỗ trợ ngành gạo ĐBSCL
Ngành Ngân hàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo
Xem thêm