|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 11/01/2025 17:03

Dự báo lạm phát tại Việt Nam năm 2025

Dù đưa ra nhiều kịch bản khác nhau nhưng các chuyên gia đều dự báo năm 2025, lạm phát tại Việt Nam sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý và dưới hoặc bằng mục tiêu Quốc hội đưa ra là kiểm soát lạm phát năm 2025 khoảng 4,5%.

gia-hang-hoa.png

Tại hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025" do Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây, các chuyên gia dự báo lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý, dao động từ 3 - 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đưa ra là kiểm soát lạm phát năm 2025 khoảng 4,5%.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), chính sách tiền tệ đã góp phần kiểm soát lạm phát trong năm nay. Trong đó, việc cung tiền được kiểm soát ở mức 9,42% trong năm 2024, thấp hơn nhiều mức trung bình của giai đoạn 2014-2023 sẽ là yếu tố giúp kiểm soát lạm phát năm 2025.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố về tiền tệ, tỷ giá, chỉ số lạm phát năm 2025 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tăng trưởng kinh tế thế giới và giá dầu, giá nguyên vật liệu đầu vào… Từ những yếu tố đó, TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra 3 kịch bản lạm phát khác nhau, dao động từ 2,7% - 3,3%.

Chỉ ra các yếu tố thuận lợi trong kiểm soát lạm phát như lạm phát 10 năm qua thấp, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, cung hàng hoá dồi dào… TS. Lê Quốc Phương, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra kịch bản lạm phát tăng cao hơn, dao động 4,2-4,5%.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Quốc Phương, việc Chính phủ nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 lên 8-10% và giá dịch vụ y tế, giáo dục tăng theo lộ trình, giá năng lượng (xăng dầu, điện, than) có thể tiếp tục tăng là sức ép cho lạm phát năm 2025.

Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong năm 2025, quản lý giá, điều hành giá sẽ gặp những thách thức, áp lực đến từ thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như giá nhiên liệu, giá vật liệu xây dựng, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình; giá điện, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...

Cục Quản lý giá cũng cho biết sẽ có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như lạm phát toàn cầu hạ nhiệt giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức thu học phí năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo khối mầm non, phổ thông công lập tiếp tục giữ ổn định theo quy định tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ do đó không tác động đến chỉ số CPI năm 2025. Một số chính sách hỗ trợ về thuế tiếp tục được thực hiện như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT góp phần giảm chi phí hình thành giá hàng hóa và dịch vụ.

Đặc biệt, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong những năm qua sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó giúp ổn định kỳ vọng lạm phát.

Để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội đề ra, Cục Quản lý giá cho hay, việc quản lý, điều hành giá trong năm 2025 cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát; tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý khi điều kiện cho phép và đẩy mạnh công tác tổ chức, thi hành hệ thống pháp luật về giá để đảm bảo các chính sách về quản lý giá bắt đầu có hiệu lực và hiệu quả từ ngày 1/7/2024 theo Luật Giá năm 2023.

Bên cạnh đó, chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, phấn đấu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2025 theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bộ Tài chính cũng tiếp tục rà soát để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường; thực hiện đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá.

Đặc biệt, thực hiện thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Minh Hoàng  
Công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
Giá vàng miếng tăng trở lại sau phiên 'lao dốc' cuối tuần
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' cho tăng trưởng 8% trở lên
Chính thức triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Đài Loan gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân
Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Hoa Kỳ muốn duy trì hợp tác kinh tế, thương mại bền vững với Việt Nam
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt vốn hơn 203.000 tỷ đồng
Tổng thống Donald Trump đưa ra kế hoạch áp dụng thuế quan 'có đi có lại', hiệu lực có thể bắt đầu từ tháng 4/2025
Thủ tướng đề nghị Samsung đẩy mạnh hợp tác trong công nghệ cao, chuyển đổi số
Cơ giới hóa - chìa khóa then chốt hiện đại hóa nông nghiệp
Tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số
'Vua chuối' tiết lộ bí quyết xuất khẩu: Chấp nhận 'cuộc chơi' với Trung Quốc, giữ chữ tín với Nhật Bản
Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu
MSVN: Nhiều tín hiệu nền kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025
Việt Nam lãng phí tới 8,8 triệu tấn thực phẩm mỗi năm, thiệt hại khoảng 3,9 tỷ USD, tương đương 2% GDP
Các ngân hàng cần hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển
Tìm giải pháp để tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số
Xem thêm