|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 28/02/2025 23:20

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 28/2/2025 phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.

Sâm Ngọc Linh

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước

Mục tiêu của Đề án là phát triển đồng bộ vùng nguyên liệu dược liệu và hệ thống chế biến, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học,... để từng bước đưa tỉnh Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước; phát huy tiềm năng của sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh và các dược liệu có thế mạnh trên địa bàn, góp phần đưa ngành công nghiệp dược liệu của Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Giai đoạn 2025 - 2035, Đề án đặt mục tiêu duy trì và phát triển được diện tích vùng nguyên liệu phù hợp; ưu tiên phát triển Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ và phù hợp với sinh thái của từng địa phương.

Hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

Trước năm 2030, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch liên quan, xác định mặt bằng, từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực trung tâm công nghiệp dược liệu tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trước mắt tập trung tại Khu kinh tế mở Chu Lai; nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và giao thông kết nối vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và thu hút đầu tư vào công nghiệp dược liệu.

Giai đoạn từ 2036 - 2045, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp dược liệu trên địa bàn; đa dạng hóa các sản phẩm dược liệu, sản phẩm từ dược liệu với Sâm Ngọc Linh là chủ lực, có chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia chuỗi giá trị công nghiệp dược liệu toàn cầu, với nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Trên cơ sở rà soát quy định của pháp luật, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt liên quan đến phát triển dược liệu (như Chương trình phát triển Sâm Việt Nam, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược, Chương trình phát triển công nghiệp trong nước, Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược...), Đề án đề xuất triển khai đồng bộ hệ thống các nhiệm vụ giải pháp, gồm: Xây dựng thể chế, chính sách, hoàn chỉnh các quy hoạch, thúc đẩy thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển nuôi trồng dược liệu, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quảng bá, xúc tiến thương mại.

Trong đó, về thể chế chính sách: Các doanh nghiệp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan được thụ hưởng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành; rà soát, nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù và yêu cầu phát triển để hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam, kể cả các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội nhằm thu hút đầu tư, nhất là phát triển sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh và một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, triển vọng phát triển.

Hình thành chuỗi liên kết nuôi trồng, sơ chế, chế biến dược liệu

Về xây dựng và phát triển vùng trồng: Phát triển vùng nuôi trồng dược liệu, gồm Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực và các loại dược liệu khác có thế mạnh tại tỉnh Quảng Nam, tỉnh Kon Tum,... theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung phát triển diện tích, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến trong nuôi trồng Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác có thế mạnh, được nuôi trồng trên quy mô lớn như Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân tím...

Phát triển mạng lưới, hình thành chuỗi liên kết nuôi trồng, sơ chế, chế biến dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với các tỉnh, thành phố lân cận và trên cả nước. Tập trung chế biến, chế biến sâu tại khu vực trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam.

Bảo đảm các yêu cầu về bảo tồn, phát triển giống, nguồn gen Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống Sâm Ngọc Linh và dược liệu khác; hỗ trợ phù hợp, thúc đẩy áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến đối với hoạt động nuôi trồng phát triển dược liệu.

Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: Nhà nước tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư nghiên cứu, chọn tạo giống, xây dựng và hoàn thiện quy trình canh tác cho năng suất, chất lượng cao từ nguồn gen Sâm Ngọc Linh và các dược liệu quý, đặc hữu có lợi thế ở địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô hàng hóa.

Tăng cường thông tin khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến hiệu quả đối với hoạt động nuôi trồng và phát triển các lĩnh vực công nghiệp dược liệu; đẩy mạnh các hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển nuôi trồng, chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm, phát huy giá trị đặc hữu của Sâm Ngọc Linh, góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá du lịch của tỉnh Quảng Nam...

Phương Nhi  
Bình Dương: Ngân hàng nỗ lực gỡ khó vay vốn “tín dụng xanh”
5 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam nỗ lực 'cán đích' trước ngày 30/4
Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững
Kiên Giang thúc đẩy phát triển kinh tế đêm trên địa bàn
Đà Nẵng: Sẵn sàng xây dựng và phát triển trung tâm tài chính
Trao tặng suất hỗ trợ tài chính cho 200 phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư
Thanh toán xuất khẩu qua các ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai hơn 2,3 tỷ USD
Khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi
Đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ trước năm 2030
Thị trường bất động sản Cần Thơ đang có nhiều lợi thế tăng trưởng
Hoàn thành 55km đường cao tốc Bến Lức-Long Thành vào cuối năm nay
Đồng Nai: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 15,7% tổng dư nợ
Tháo gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Bạc Liêu cam kết 'việc khó để cho chính quyền, việc dễ dành cho doanh nghiệp'
Cùng nhau tìm ra hướng đi mới để hạt muối Việt Nam vươn xa
Cần Thơ quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%
Thành phố Huế phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số
Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 20% GRDP
Khôi phục đường bay charter kết nối 11 thành phố của Nga đến Nha Trang
Nuôi tôm công nghệ cao ở Thanh Hóa - Cơ hội và thách thức
Xem thêm