|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 05/02/2025 11:22

Lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV cho biết đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (4/2), lực mua áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,5% lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua là 2.323 điểm. Đáng chú ý, sắc xanh bao phủ toàn bộ bảng giá kim loại. Bên cạnh đó,

mxv-index-5-.png

Lo ngại đứt gãy nguồn cung toàn cầu, giá kim loại đồng loạt tăng

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, lực mua mạnh diễn ra trên thị trường kim loại, các mặt hàng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh lo ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng bị đẩy lên cao. Tình hình chính trị hiện nay cho thấy khả năng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang.

Trên thị trường kim loại quý, giá bạc tăng 1,52%, chạm ngưỡng 33,02 USD/ounce - mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2024; trong khi bạch kim cũng có mức tăng đáng kể gần 1% lên 1.012 USD/ounce.

kim-loai-2-.png

Ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ hoãn việc áp thuế quan lên hàng hóa Mexico và Canada chỉ vài giờ trước khi quyết định này có hiệu lực. Tuy nhiên, thị trường vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi mối quan hệ thương mại căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh có dấu hiệu leo thang do hai bên chưa đạt được đồng thuận.

Phía Trung Quốc đã chính thức tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng trước động thái áp thuế từ chính quyền Tổng thống Trump, làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến thương mại kéo dài. Trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh dòng vốn vào các tài sản trú ẩn an toàn, đặc biệt là các kim loại quý.

Ngoài ra, việc Mỹ kéo dài thời hạn áp thuế đối với Canada và Mexico khiến đồng USD suy yếu nhẹ. Điều này giúp các mặt hàng định giá bằng USD như kim loại trở nên hấp dẫn hơn với các nhà nhập khẩu sử dụng đồng tiền khác, kích thích lực mua và tiếp thêm động lực tăng giá cho nhóm kim loại công nghiệp và kim loại quý.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đà tăng tiếp tục được duy trì khi giá đồng COMEX ghi nhận mức tăng 1,11%, tương đương 4,35 USD/pound (9.597 USD/tấn), trong khi quặng sắt đảo chiều phục hồi 0,73%, ở mức 105,5 USD/tấn.

Kết quả khảo sát tháng 1 của Hãng tin Reuters cho thấy, giới chuyên gia đang dự báo mức giá trung bình của đồng, kẽm và thiếc trong năm nay sẽ cao hơn so với năm 2024. Đặc biệt, giá đồng COMEX đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ kỳ vọng Trung Quốc sẽ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, các chuyên gia thị trường đã đưa ra cảnh báo về triển vọng của mặt hàng kim loại này, vốn nhạy cảm với các biến động vĩ mô có thể đối mặt với áp lực lớn nếu Mỹ thực sự nâng thuế nhập khẩu 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung là nguyên nhân chính khiến giá quặng sắt lấy lại đà tăng trong phiên hôm qua. Rio Tinto - một trong những nhà khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, đang gặp khó khăn khi bão nhiệt đới Taliah và Vince cản trở hoạt động xuất khẩu tại Tây Australia. Đây là tình huống bất ngờ đối với các nhà máy sản xuất thép Trung Quốc do trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán họ đã không tích trữ nguyên liệu từ Australia. Sự gián đoạn này đã đẩy giá quặng sắt đi lên.

Giá đậu tương đóng cửa ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2024

Theo MXV, thị trường nông sản tiếp đà khởi sắc trong phiên giao dịch ngày hôm qua, trong đó, đáng chú ý, giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ hai, tăng 1,5%. Dù chịu áp lực bán nhẹ khi mở cửa, tuy nhiên, giá đã nhanh chóng hồi phục và kết phiên ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2024. Thị trường tiếp tục theo dõi và đánh giá các mức thuế quan của Mỹ và Trung Quốc, sau khi Mỹ hoãn đánh thuế Canada và Mexico.

nong-san-2-.png

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn thuế đối với Mexico, trong khi vẫn tiếp tục áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tuần này. Để đáp trả lại, Bắc Kinh đã công bố thuế đối với hàng hóa năng lượng của Mỹ, sẽ bắt đầu vào tuần tới.

Các mức thuế trả đũa lần này không bao gồm các mặt hàng nông sản, xoa dịu những lo ngại rằng hoạt động xuất khẩu đậu tương từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi xung đột thương mại lần này giữa hai nước. Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định phản ứng của Bắc Kinh là có chừng mực và vẫn còn chỗ cho đàm phán. Điều này là yếu tố đã thúc đẩy lực mua đối với đậu tương vào hôm qua.

Tại Nam Mỹ, tình hình thời tiết tiếp tục những diễn biến kém tích cực. Tại Argentina, tuy đã có mưa trong thời gian gần đây, nhưng lượng mưa chưa đủ để cải thiện chất lượng cây trồng. Các chuyên gia nhận định, các vùng sản xuất chính của quốc gia này cần nhiều mưa hơn nữa để duy trì tiềm năng năng suất trong niên vụ hiện tại. Trong khi đó, tại Brazil, tình trạng độ ẩm cao đang gây trở ngại đáng kể cho hoạt động thu hoạch. Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn AgRural, tiến độ thu hoạch đậu tương niên vụ 2024-2025 của Brazil mới chỉ đạt 9% diện tích dự kiến, tăng 5% so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 16% của cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt tại bang Mato Grosso - khu vực sản xuất hàng đầu của Brazil, số liệu từ IMEA cho thấy, tiến độ thu hoạch chỉ đạt 12,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 25,5%. Điều kiện thời tiết không thuận lợi này tại Nam Mỹ đã góp phần hỗ trợ đà tăng giá trong phiên giao dịch hôm qua.

Q.L  
Theo:
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Xem thêm