|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 29/01/2025 01:42

Xuất khẩu gạo Việt Nam khởi sắc trong những ngày đầu năm 2025

Trong nửa tháng 1 của năm 2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhận định, năm nay sẽ khó khăn khi dư địa cho xuất khẩu gạo còn rất ít trong bối cảnh mức nền của năm 2024 vốn đã ở mức cao.


xuat-khau-gao-4-1738027558.jpg
Trong nửa tháng 1 của năm 2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%. (Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm giảm xuống còn 413 USD/tấn, loại 25% tấm còn 387 USD/tấn, tấm 330 USD/tấn.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, dư địa cho xuất khẩu gạo năm 2025 còn rất ít trong bối cảnh mức nền của năm 2024 vốn đã ở mức cao trong khi có quá nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thị trường, đặc biệt là khi Ấn Độ trở lại xuất khẩu gạo.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho biết: Xuất khẩu gạo Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thu mua lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện giao dịch chậm, nông dân chào bán lúa cắt trước Tết nhưng ít người mua, giá một số loại lúa giảm so với tháng trước.

Cụ thể: lúa IR 504 (tươi) giảm 700 đồng/kg, dao động từ 5.500- 5.700 đồng/kg, lúa OM 5451 giảm 700 đồng/kg, dao động từ 5.800-6.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá lúa giảm là do nguồn cung lúa gạo toàn cầu dồi dào, đặc biệt từ các đối thủ lớn như Ấn Độ và Thái Lan.

xuat-khau-gao-2-1738027657.jpg
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, dư địa cho xuất khẩu gạo năm 2025 còn rất ít trong bối cảnh mức nền của năm 2024 vốn đã ở mức cao trong khi có quá nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thị trường, đặc biệt là khi Ấn Độ trở lại xuất khẩu gạo. (Ảnh minh họa)

Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 5.500 – 5.700 đồng/kg; OM 5451 từ 5.800 – 6.000 đồng/kg, Đài thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) giao động từ 7.600 – 7.800 đồng/kg…

Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000-17.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg…

Gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 7.500 – 7.700 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 từ 9.500 – 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 từ 7.300 – 7.500 đồng/kg, gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800-9.000 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.600 – 7.300 đồng/kg. Giá tấm thơm ở mức 7.100 – 7.300 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.600 – 5.700 đồng/kg.

Xuất khẩu gạo năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục, giúp Việt Nam giữ vững vị thế tốp 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 9,18 triệu tấn gạo, thu về 5,75 tỷ USD. So với năm 2023, mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 13% nhưng kim ngạch tăng tới 23% nhờ giá gạo xuất khẩu tăng mạnh.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương thông tin, xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục một phần nhờ đơn giá cao hơn những năm trước. Gạo Việt Nam đạt đơn giá xuất khẩu bình quân 627 USD/tấn (trước đây dưới 600 USD/tấn), tăng khoảng 9% so với năm 2023.

Gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia...

Sau khi đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.

Tính đến nửa đầu tháng 1/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua do nhu cầu suy yếu. Giá gạo xuất khẩu bình giá so với cuối tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 419 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 395 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 326 USD/tấn. Tuy nhiên so với đầu tuần trước giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng giảm. Đầu tuần trước, gạo 5% tấm của ta còn được chào bán ở mức 422 USD/tấn, giảm so với mức 460 USD/tấn của một tuần trước đó nữa.

Trong khi giá gạo Ấn Độ ở gần mức thấp nhất trong 18 tháng và Thái Lan chạm đáy kể từ tháng 4/2023.Trong hai năm qua, tồn kho của Ấn Độ lớn vì họ siết chặt việc xuất khẩu gạo ra toàn cầu. Do đó thời gian tới, khi nước này nới lỏng các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực đối với các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa trước khi vào vụ thu hoạch, giá gạo Việt tương đối cao nên nhiều nhà nhập khẩu dịch chuyển sang các nước khác để mua hàng sớm hơn.

xuat-khau-gao-3-1738027686.jpg
Gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia... (Ảnh minh họa)

Trong năm 2025, giá gạo có thể thấp hơn năm 2023 - 2024 và có khả năng thấp hơn cả năm 2022 hoặc chỉ cao hơn một chút. Dịp cuối năm dương lịch đến nay nhiều quốc gia trồng lúa lớn bước vào mùa vụ thu hoạch, trong đó có Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch Đông Xuân khiến giá gạo Việt Nam sụt nhanh.

Tại Philippines, nhiều ngày qua chính phủ nước này đã siết chặt vấn đề giá gạo nên các bộ ngành đang tăng cường rà soát lại thị trường. Các nhà nhập khẩu cũng đang thận trọng, đồng thời tâm lý của các nhà nhập khẩu cũng có nhiều nguồn mới nên họ cũng không vội ký với Việt Nam. Do đó đơn hàng gạo cuối năm ký giao trong dịp đầu năm nay chưa nhiều.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, biến động bất lợi của giá gạo sẽ không gây ra thiệt hại lớn, nhất là khi doanh nghiệp xuất khẩu và ngành chức năng chủ động giải pháp ổn định thu mua dự trữ hợp lý nguồn lúa gạo, nguyên liệu trong dân./.

Bình Nguyên  
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1/2025 đạt thấp so với cùng kỳ năm 2024
Thị trường cà phê và kim loại tiếp tục ‘hút’ dòng tiền
Giáo sư Đại học Fulbright: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025
Dòng tiền đầu tư tiếp tục 'đổ' về thị trường cà phê
Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng củng cố khả năng FED chưa vội hạ thêm lãi suất, dòng tiền giằng co trên thị trường hàng hoá
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ việc xây dựng sân bay Lý Sơn
Trung Quốc áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
Triển vọng tỷ giá USD/VND trước những bất định toàn cầu
Giá vàng tăng trong ngày Vía Thần Tài
Giá vàng miếng SJC giảm 300.000 đồng/lượng
Năm 2025 khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn góp phần hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc
Giá cà phê phá đỉnh lịch sử, thị trường hàng hoá hút dòng tiền
Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Xuất khẩu gạo Việt Nam khởi sắc trong những ngày đầu năm 2025
Cảng biển Việt Nam trước yêu cầu phải nhanh chóng chuyển đổi xanh để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình
Bổ sung sân bay Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
Thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam ngay trong năm 2025
Lợi nhuận FPT Retail về sát đỉnh cũ
Giá vận chuyển bất ngờ tăng cao, hoa kiểng chưng tết năm nay nhích giá
Xem thêm