|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 12/03/2025 08:33

Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá về các nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 1949/VPCP-QHQT ngày 11/3/2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng về thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành.

Cụ thể, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có văn bản số 140/2025/TTĐT ngày 23/02/2025 tổng hợp, báo cáo tình hình thông tin, báo chí, dư luận sáng ngày 23/02/2025, trong đó có nội dung về việc Doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng, cụ thể như sau:

"Cứ 2 doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI) lại có một báo lỗ. Đáng nói tỷ lệ DN FDI báo lỗ ngày càng tăng nhưng số mở rộng quy mô đầu tư cũng tiếp tục tăng. Nhìn từ "lịch sử" các vụ chuyển giá né thuế trước đây, chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh phân tích: Chuyển giá là hiện tượng phổ biến trên thế giới, nhất là tại các tập đoàn lớn xuyên quốc gia, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, né tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN thông qua tối ưu hóa chênh lệch thuế suất.

Chuyển giá và thua lỗ do chuyển giá không chỉ làm thất thu thuế, mà vấn đề lớn hơn là làm méo mó tính cạnh tranh giữa DN trong và ngoài nước nói chung. Đó là lý do DN nội địa vốn đã èo uột, lại càng thu hẹp, biến mất. Nó cũng khiến mặt bằng giá cả hàng hóa không thể hiện được tín hiệu thị trường.

Đồng thời chèn ép bất công DN nội địa trong khi DN FDI vốn đã được hưởng nhiều ưu đãi vượt trội. Hệ quả là nền kinh tế gánh chịu.

Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh đến việc chuyển giá khi có hiện tượng bất thường. Câu chuyện FDI sử dụng công cụ chuyển giá tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách đã được đề cập đến từ lâu.

Nhiều DN đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, song thực tế cho thấy công tác chống chuyển giá gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, phải có giải pháp quyết liệt, cấp tốc. Khi phê duyệt dự án FDI, cơ quan quản lý cần có cơ chế kiểm tra và đánh giá chặt chẽ. Cơ quan cấp phép có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp cơ chế giá giữa công ty mẹ và các công ty con từ nhiều thị trường; kế hoạch đầu tư kinh doanh có lãi và thuế nộp của DN ra sao để có thể đánh giá tác động nguồn thu trong tương lai". (Báo Thanh niên)

Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá về các nội dung báo chí phản ánh nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15/3/2025.

P.V  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm