|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 14/03/2025 10:25

Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (13/3). Lực mua chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,22% lên mức 2.289 điểm. Thị trường nông sản gây chú ý

mxv-index.png

Giá dầu Brent lại rơi xuống dưới 70 USD/thùng

Trái ngược với xu hướng tăng tích cực của thị trường nông sản, nhóm năng lượng ghi nhận những diễn biến kém tích cực khi giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt suy yếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/3, dầu Brent giảm 1,07 USD (1,5%) xuống còn 69,88 USD/thùng, dầu WTI giảm 1,13 USD (1,7%), xuống còn 66,55 USD/thùng. Theo MXV, giá dầu chịu sức ép sau báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

nang-luong.png

Trong báo cáo, IEA dự báo nguồn cung dầu toàn cầu có thể vượt cầu khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm nay. IEA nhìn nhận, nguồn cung ra thị trường sẽ dồi dào bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các nước xuất khẩu lớn là Nga và Iran. Tuy nhiên điều này cũng làm nổi bật thách thức đối với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đồng minh (OPEC+) trong việc cân bằng thị trường.

Ngoài ra, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất dầu thô lên mức kỷ lục, làm gia tăng áp lực nguồn cung. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới yếu hơn dự báo. IEA đã hạ mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống còn 1,03 triệu thùng/ngày, thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó. Sự suy giảm này chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn, dù nhu cầu từ châu Á và Trung Quốc vẫn đóng vai trò chủ chốt.

Thêm vào đó, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Căng thẳng thương mại leo thang, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên rượu nhập khẩu từ châu Âu, làm dấy lên lo ngại về việc căng thẳng thương mại lan rộng toàn cầu. Điều này tác động tiêu cực đến niềm tin kinh doanh, khiến các thị trường tài chính biến động mạnh. Các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm, kéo theo tâm lý tiêu cực trên thị trường dầu mỏ, bất chấp dữ liệu cho thấy lượng dầu và nhiên liệu tồn kho thắt chặt hơn dự kiến.

Giá dầu cũng chịu áp lực sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẵn sàng xem xét đề xuất của Mỹ về thỏa thuận hòa bình tại Ukraine, động thái có thể góp phần hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị.

Thị trường nông sản phục hồi

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường nông sản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của hầu hết các mặt hàng trong nhóm. Trong đó, giá đậu tương đã quay đầu tăng 1,02% lên mức 371 USD/tấn, chấm dứt chuỗi 4 phiên suy yếu liên tiếp

nang-luong.png

Đợt hồi phục này chủ yếu nhờ thị trường dần ổn định trở lại sau cú sốc từ thông tin về thuế quan trước đó. Khi giá đã hấp thụ phần lớn tác động tiêu cực ban đầu, tâm lý nhà đầu tư cải thiện, thúc đẩy lực mua bắt đáy và kéo giá đi lên.

Bên cạnh đó, dữ liệu xuất khẩu tích cực từ Mỹ cũng góp phần hỗ trợ giá. Theo báo cáo Xuất khẩu hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), doanh số bán đậu tương niên vụ 2024-2025 đạt 752.000 tấn, tăng mạnh so với tuần trước và cao hơn mức trung bình bốn tuần gần nhất. Tổng lượng bán và giao hàng từ đầu niên vụ đến nay đã đạt 45,07 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu quốc tế đối với đậu tương Mỹ vẫn ổn định bất chấp biến động thương mại, qua đó củng cố đà tăng giá trong phiên vừa qua.

Ngoài ra, nguồn cung từ Nam Mỹ cũng có dấu hiệu thắt chặt hơn. Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario mới đây đã hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2024-2025 của Argentina xuống 46,5 triệu tấn, giảm so với mức 47,5 triệu tấn trong dự báo trước. Động thái này phản ánh tác động của điều kiện thời tiết bất lợi đến cây trồng, góp phần hỗ trợ giá.

Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị kìm hãm bởi triển vọng sản lượng dồi dào từ Brazil. Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Chính phủ nước này (CONAB) đã nâng dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2024-2025 lên mức kỷ lục 167,37 triệu tấn, từ mức 166 triệu tấn trong báo cáo trước đó.

Q.L  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm