|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 11/03/2025 06:28

Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL

Ngày 10/3, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) diễn ra hội nghị tổng kết dự án các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) do Bộ NN&MT và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức và TP. Cần Thơ tổ chức.

Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/LS

Dự án GIC Việt Nam là một hợp phần của Chương trình các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm, thuộc sáng kiến toàn cầu "Một thế giới không nạn đói" (One World - No Hunger) do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ, thực thi bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại 15 nước châu Phi và châu Á.

Dự án GIC Việt Nam là gói cam kết hỗ trợ kỹ thuật từ Chính phủ Đức, được phối hợp thực hiện bởi GIZ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ NN&MT và 6 tỉnh, thành phố ở vùng ĐBSCL: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng.

Dự án thực hiện trên 2 chuỗi giá trị nông sản chủ lực là lúa gạo và xoài. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ cải thiện thu nhập cho các hộ sản xuất nhỏ, tạo thêm việc làm, nâng cao khả năng chống chịu của các chuỗi giá trị lúa gạo và xoài thông qua những mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh, giảm thiểu tác động môi trường.

Dự án đã thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc triển khai 10 giải pháp tiên tiến dành cho nông hộ, bao gồm 6 giải pháp cho chuỗi giá trị lúa gạo và 4 giải pháp cho chuỗi xoài.

Cụ thể, đối với lúa, gồm: Canh tác lúa gạo bền vững (SRP), tưới nước ngập khô xen kẽ (AWD), quản lý mức tồn dư hóa chất tối đa (MRL), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng lúa - tôm, quản lý rơm rạ, lớp học kinh doanh cho nông dân (FBS).

Đối với xoài, gồm: Kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây xoài, quản lý dinh dưỡng trong đất, tưới tiêu bền vững, MRL và IPM.

Không chỉ dừng lại ở cấp nông hộ, dự án cũng triển khai các giải pháp đổi mới cho các hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Giải pháp quản lý kinh doanh cho HTX lúa gạo, canh tác lúa gạo theo hợp đồng và cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh sản phẩm thương hiệu (gạo và xoài), quản lý thất thoát sau thu hoạch đối với xoài. Những đổi mới này giúp nâng cao năng suất, giảm tác động môi trường và tăng tính bền vững cho sản xuất nông nghiệp.

Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL- Ảnh 2.
đại biểu tham quan sản phẩm lúa gạo được tạo ra từ quá trình tham gia Dự án GIC của các HTX và doanh nghiệp tại ĐBSCL - Ảnh: VGP/LS

Sau hơn 4 năm triển khai (từ 2021-2025), Dự án GIC Việt Nam đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực và ý nghĩa, những bài học kinh nghiệm cùng các đổi mới sáng tạo đã thực hiện từ dự án là những công cụ, giải pháp hữu ích thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&MT, đại diện GIZ cùng các địa phương, doanh nghiệp, HTX và các bên có liên quan báo cáo kết quả thực hiện dự án. Chia sẻ các mô hình, kinh nghiệm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy, nhân rộng ứng dụng các đổi mới sáng tạo đối với chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL.

Tham dự hội nghị, nhiều nông dân, doanh nghiệp và HTX cho biết, tới đây vẫn tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình và nhân rộng ứng dụng các đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo và xoài…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&MT Võ Văn Hưng đề nghị chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL và các bên có liên quan nhân rộng, phát huy, tiếp tục khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp.

Bộ NN&MT sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương, với tinh thần đổi mới về cơ chế, thể chế và tháo gỡ những “điểm nghẽn”, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các bên có liên quan ở trong nước và với quốc tế, thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án…


LS  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm