|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 08/03/2025 18:20

Thực phẩm Sao Ta Doanh số tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 2

CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2025 với doanh số tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 85% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với tháng 1, doanh số có sự suy giảm 19%.

Cụ thể, trong tháng 2, sản lượng tôm thành phẩm chế biến đạt 1.913 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (206%), trong khi lượng tiêu thụ đạt 1.806 tấn, tương đương 184% so với cùng kỳ. Đối với mảng nông sản, sản lượng sản xuất và tiêu thụ lần lượt đạt 67 tấn và 96 tấn, tăng 6% và 9% so với cùng kỳ năm trước.

Bên trong nhà máy của Sao Ta (Fimex VN)

Về doanh số, tháng 2/2025, Sao Ta ghi nhận khoảng 21 triệu USD, cao hơn 85% so với tháng 2/2024. Tuy nhiên, so với tháng 1/2025 (đạt 25,9 triệu USD), mức doanh thu này giảm gần 19%. Lũy kế hai tháng đầu năm, doanh số công ty đạt 46,9 triệu USD.

Trong lĩnh vực nuôi tôm, Sao Ta đã hoàn tất việc thu hoạch tại khu nuôi mới và tiếp tục thu hoạch tại khu cũ. Lượng tôm thu hoạch kịp thời đáp ứng cho các nhà máy chế biến, giúp công ty chủ động trong kế hoạch đẩy mạnh sản xuất.

Trong thư gửi cổ đông hồi đầu năm 2025, Chủ tịch HĐQT Sao Ta – TS Hồ Quốc Lực chia sẻ, chưa có trại nuôi nào dám thực hiện việc này trên toàn bộ diện tích. Hiện các ao nuôi đang được kiểm soát chặt chẽ và hứa hẹn mang lại kết quả tích cực.

Trả lời truyền thông tại một sự kiện, ông Hồ Quốc Lực nhấn mạnh, đến năm 2025, Sao Ta sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD và lợi nhuận 500 tỷ đồng.

Thực phẩm Sao Ta định hướng tăng cường xuất khẩu các sản phẩm tôm chế biến đến Nhật Bản và EU nhằm tận dụng các hiệp định thương mại tự do sẵn có của Việt Nam.

Đặc biệt, Thực phẩm Sao Ta đang tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ để trở thành bị đơn bắt buộc trong vụ kiện Chống bán phá giá ở kỳ đánh giá PR20 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), kỳ vọng có lợi thế hơn trong việc chứng minh tôm Việt không bán phá giá với DOC.

Nhận định tình hình xuất khẩu tôm năm 2025, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan vẫn rất lớn.

Bên cạnh các quy định nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, EU về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng càng khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần.

Tuấn Dương  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm