|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 10/03/2025 11:18

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn

Theo VFA, đề xuất này nhằm ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh về giá, đảm bảo giá trị hạt gạo Việt và bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Báo cáo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, trái ngược với diễn biến năm trước, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2025 liên tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rớt giá gạo xuất khẩu hiện nay là do Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sau 2 năm siết chặt.

Nguồn cung tăng do Ấn Độ quay lại thị trường. Điều này khiến nguồn cung trên thị trường quốc tế gia tăng, tạo áp lực cạnh tranh cho các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu nhập gạo của các thị trường lớn như Philippines, Indonesia cũng đang giảm sút, khi các nước này đã tích lũy đủ dự trữ trong năm 2024 và chờ giá giảm thêm trước khi tái nhập khẩu.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn - 1

Theo VFA, giá gạo trong nước liên tục giảm từ đầu tháng 3, khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn cung rẻ nhất. (Ảnh: VFA)

Bước sang đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu đã nhích tăng nhẹ, tuy nhiên, xu hướng vẫn chưa rõ ràng. Một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng trở lại, trong khi đó, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đứng ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy Việt Nam chịu nhiều thách thức tuy nhiên, gạo thơm Việt Nam vẫn giữ lợi thế ở phân khúc cao cấp nhờ hội nhập kinh tế sâu rộng và chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững. Nếu tiếp tục nâng cao chất lượng và cải tiến sản xuất, Việt Nam có thể duy trì thị phần ổn định.

Theo VFA, giá gạo trong nước liên tục giảm từ đầu tháng 3, khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn cung rẻ nhất. Tuy nhiên, trong hai tháng qua, 80% lượng gạo xuất khẩu là gạo chất lượng cao, không cạnh tranh trực tiếp với gạo 100% tấm của Ấn Độ. Dù vậy, áp lực từ nguồn cung lớn của Ấn Độ vẫn có thể ảnh hưởng đến giá cả, đặc biệt ở phân khúc gạo cấp thấp.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội VFA thông tin, vụ lúa Đông Xuân của Việt Nam đang thu hoạch rộ với sản lượng lớn, trong khi giá gạo xuất khẩu giảm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Nếu như thời điểm này năm trước, nông dân có thể bán lúa tại ruộng với giá từ 7.900-8.000 đồng/kg thì hiện nay giá chỉ còn khoảng 6.000 đồng/kg nhưng bán cũng rất khó. Với giá bán hiện nay, lợi nhuận của nông dân chỉ đạt khoảng 25 triệu đồng/ha/vụ. Đây là con số rất thấp so với lợi nhuận của những nông dân trồng các loại nông sản khác như cà phê, sầu riêng.

Trước tình hình này, VFA đã đề xuất Bộ Công Thương đưa ra quy định về giá sàn xuất khẩu gạo ở mức 500 USD/tấn (giá FOB). Đồng thời, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhất là các doanh nghiệp chỉ đi thu mua mà không tham gia vào khâu chế biến, hoặc các doanh nghiệp chỉ tham gia thương mại mà không tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Theo VFA, đề xuất này nhằm ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh về giá, đảm bảo giá trị hạt gạo Việt và bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Nhất là trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh do sự cạnh tranh từ các nước khác, đặc biệt là Ấn Độ, việc áp dụng giá sàn sẽ giúp duy trì mức giá mua lúa gạo từ người nông dân không bị giảm tương ứng.

Đây không phải lần đầu tiên VFA đưa ra đề xuất này; trước đó, vào tháng 5/2024, VFA cũng đã từng đề xuất áp dụng giá sàn cho xuất khẩu gạo.

Việc áp dụng giá sàn xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gạo, đồng thời đảm bảo giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trước đó vào ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc nhằm đảm bảo việc điều hành cân đối cung cầu lúa gạo trong nước và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, tranh thủ cơ hội xuất khẩu và đảm bảo hài hòa lợi ích cho người sản xuất và các doanh nghiệp.

Mới đây, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, tiêu thụ (trong nước, xuất khẩu) lúa, gạo trong năm 2025, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân tại các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL; tạo điều kiện hỗ trợ nông dân tái vụ.

Xem xét nâng hạn mức, thời hạn cho vay phù hợp với quy định đối với các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm trong thu mua, chế biến, xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện vay vốn trung và dài hạn để đầu tư kho chứa, máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản lúa gạo.

Bảo Phương  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm