|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 06/02/2025 11:44

Nguyên nhân CPI tháng 1/2025 tăng gần 1%

Sáng ngày 6/2, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo về tình hình kinh tế xã hội. Theo công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025, tăng 0,98% so với tháng trước.

hang-hoa.jpg

Tổng cục Thống kê cho biết, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025, tăng 0,98% so với tháng trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2024.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này thấp hơn so với mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Tổng cục Thống kê đánh giá, trong mức tăng 0,98% của CPI tháng 1/2025 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

Một là, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, với mức tăng 9,47% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm.

Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 12,57% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Trong đó, giá nhóm thuốc vitamin và khoáng chất tăng 0,34%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,16%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,12%.

Hai là, nhóm giao thông tăng tăng 0,95% (làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm). Nhu cầu đi lại của người dân tăng vào dịp cuối năm làm cho giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 11,08%; vận tải hành khách đường bộ và vận tải hành khách bằng đường thủy cùng tăng 1,73%; vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 1,71%; vận tải hành khách bằng xe buýt tăng 0,24%.

Chỉ số giá xăng tăng 2,02%, chỉ số giá dầu diesel tăng 4,99% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước. Giá phụ tùng ô tô tăng 0,66%; lốp, săm xe máy tăng 0,28%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,4%.

Dịch vụ thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,68%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,56%, dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 0,48% do chi phí nhân công và nhu cầu tăng trong dịp cuối năm; học phí lái xe tăng 0,13%.

Ba là, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,74% (tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm). Trong đó: Lương thực tăng 0,3% ; thực phẩm tăng 0,97% (tác động làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,33%.

Bốn là, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 0,8%; thuốc hút tăng 0,7%; đồ uống không cồn tăng 0,36%.

Năm là, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,51%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 1,91%; nhóm đồ trang sức tăng 0,95%; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,56%...

Sáu là, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,38% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông và chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng. Trong đó, may mặc khác tăng 0,65% so với tháng trước; dịch vụ may mặc tăng 0,63%; quần áo may sẵn tăng 0,4%; dịch vụ giày dép tăng 0,37%; vải các loại tăng 0,3%; giày dép tăng 0,24%; mũ nón tăng 0,17%.

Bảy là, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,35% (tác động làm tăng CPI chung 0,07 điểm phần trăm), chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: Giá thuê nhà tăng 0,84% do nhu cầu thuê chung cư, nhà trọ tăng, ngoài ra giá bất động sản tăng cao thời gian qua đã khiến các hộ kinh doanh cho thuê nhà tăng giá để phù hợp với chi phí đầu tư; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,74%...

Tám là, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa cưới và dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, giá dịch vụ trong gia đình tăng 1,73%; giá máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 0,8%; hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 0,66%; đồ nhựa và cao su tăng 0,62%; đèn điện thắp sáng tăng 0,35%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0,29%; bếp đun không dùng điện, ga và máy điều hòa nhiệt độ cùng tăng 0,24%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,17%; đồ điện tăng 0,14%.

Chín là, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,27%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng sau: Giá nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,59% do nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; du lịch trọn gói tăng 0,64% (du lịch trong nước tăng 0,52%; du lịch ngoài nước tăng 0,99%) do nhu cầu đi du lịch của người dân và chi phí dịch vụ tăng; khách sạn, nhà khách tăng 0,43%; sách, báo, tạp chí các loại tăng 0,12%.

Theo công bố, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,04% và nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%.

Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng qua ước đạt 573.300 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 441.400 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 67.300 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành tháng 1/2025 ước đạt 5.100 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu du lịch tăng cao dịp lễ, Tết.

Minh Nhật  
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau khẳng định quyết tâm tăng trưởng đạt từ 8% trở lên
Thủ tướng: Không lùi tiến độ sân bay Long Thành, nếu chậm tiến độ thì thay người
Dự báo ngành F&B tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025
Việt Nam thuộc TOP 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất
FED giữ nguyên lãi suất, dự báo tăng trưởng chậm lại và lạm phát cao hơn trong bối cảnh không chắc chắn
Nhà đầu tư cần thích nghi để nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới
Đại diện USABC: Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á
NESTGEN 2025: Cột mốc mới trong hành trình phát triển của thế hệ trẻ
63 Cục Quản lý thị trường chính thức được chuyển giao về các địa phương
Tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm ước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng vượt trên 25,4% dự toán
Tìm thêm thị trường xuất khẩu mới cho thép Việt
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo vinh dự đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân họp phiên thứ nhất
Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?
Bài toán lớn để phát triển ngành bán dẫn và AI
Lũy kế 2 tháng thu thuế tăng 35,1% so với năm 2024
Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ
Gỡ “điểm nghẽn” thể chế và các dự án để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%
Xem thêm