|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 06/02/2025 08:15

Tiếp tục linh hoạt, chặt chẽ và phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô

Chiều ngày 5/2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã giải đáp, làm rõ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8% .

dmtu-17387488670522095809333.jpg

Theo Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú, mức tăng trưởng GDP trên 8%, hướng đến 10% trong năm 2025 là con số rất ấn tượng mà Chính phủ đặt ra. Mục tiêu tăng trưởng được đưa ra đã căn cứ điều kiện cũng như thực tiễn, thể hiện sự cố gắng, đồng bộ, quyết liệt để phát triển kinh tế, phấn đấu năm nay làm tiền đề cho giai đoạn sau nữa.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8% đòi hỏi rất nhiều chính sách, cũng như giải pháp đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có 3 nhóm chính là đầu tư công, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và đầu tư tư nhân. NHNN xác định điều hành chính sách tiền tệ nhằm góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.

Trong nhiều năm qua, dòng vốn tín dụng ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ví như: năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7%, thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%; năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09%, thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Như vậy có thể thấy, trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% tăng trưởng GDP.

Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Nếu tăng trưởng kinh tế đến 10%, thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18-20%.

"Vấn đề làm sao phải có đủ vốn phục vụ tăng trưởng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung, dài hạn như chứng khoán, trái phiếu vẫn còn những vấn đề cần củng cố. Trách nhiệm sẽ đặt nặng cho chính sách tiền tệ, tín dụng trong năm 2025", Phó Thống đốc cho biết.

Về định hướng chính sách tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, Phó Thống đốc nhấn mạnh cần kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tiếp theo, cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Với quan điểm cũng như mục tiêu đó, cùng với những kinh nghiệm, bài học trước đây, điều hành chính sách tiền tệ năm nay tiếp tục linh hoạt, chặt chẽ và phù hợp với chính sách tài khóa cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại…

Đây là các phương pháp và cách thức điều hành nói chung. Cụ thể hơn, Phó Thống đốc cho rằng, cần bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, bảo đảm thành quả cho nền kinh tế, cho các nhà thương mại. Các thành quả này chính là bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh vốn huy động, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế từ doanh nghiệp, người dân và có chính sách lãi suất hợp lý để huy động nguồn vốn này. Trong trường hợp cần có vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu, NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành của mình trong việc cung ứng vốn, tái cấp vốn hoặc các hình thức phù hợp thông qua các nghiệp vụ điều hành thị trường tiền tệ.

Thứ hai, tiếp tục điều hành lãi suất ổn định để đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế, cũng như phù hợp với các yêu cầu khác trong quan hệ vĩ mô của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất bằng cách tiết giảm chi phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ....

Thứ ba, về điều hành hạn mức tín dụng, NHNN đặt ra 16% nhưng cũng có thể cao hơn nếu vẫn kiểm soát được lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho phép, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Phương thức điều hành quản lý hạn mức tín dụng đã có đổi mới vào năm 2024, trong năm 2025 sẽ tiếp tục đổi mới, tạo thuận lợi, chủ động cho các ngân hàng thương mại. NHNN sẽ kiểm soát, cũng như đảm bảo tổng thể mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.

Thứ tư, điều hành tỷ giá ổn định, linh hoạt nhằm hóa giải những tác động của thế giới để duy trì một thị trường ngoại tệ ổn định. Ngay từ đầu năm, mặc dù đã có những tác động không tích cực đối với nền kinh tế, đối với thị trường ngoại hối và tỷ giá nhưng NHNN đã chủ động triển khai các giải pháp điều hành để hóa giải những tác động tiêu cực này. Nhờ đó, từ giữa tháng 1 đến nay, hầu như thị trường trở lại trạng thái rất tích cực, tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ.

Thứ năm, tiếp tục ứng dụng công nghệ để giảm bớt chi phí nhằm giảm lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp; bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ… cũng sẽ sử dụng một cách hợp lý, không lạm dụng nhưng vẫn tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong bão số 3 (Yagi) vừa qua.

Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng ưu đãi khác, lãi suất thấp sẽ được triển khai tích cực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Minh Ngọc  
TP.HCM: Tín dụng tiêu dùng năm 2024 tăng 10,4%
Ngân hàng “bơm” mạnh vốn vào sản xuất kinh doanh
Top 10 ngân hàng dẫn đầu về tiền gửi khách hàng, cho vay và tỷ lệ bao phủ nợ xấu
BIDV dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ vào tháng 4
Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki
Nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước “Loại bỏ các thủ tục, quy định rườm rà, chồng chéo, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”
Vĩ mô ổn định là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2025
Phía sau pha bứt tốc của VietinBank
Agribank triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
Thêm ngân hàng thông báo ngừng giao dịch toàn bộ thẻ công nghệ từ
TPBank “kích hoạt” loạt ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 4,7%/năm
Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng
Đồng Nai: Quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ngay từ đầu năm 2025
Xử lý dứt điểm “cục máu đông” nợ xấu: Cần đẩy nhanh việc luật hóa Nghị quyết 42
Lợi nhuận tăng đột biến tại VPBank
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
Không ngại thách thức thì sẽ bứt phá mạnh mẽ
SHB chốt quyền trả cổ tức, ‘phát lộc’ đầu năm tới cổ đông
Xem thêm