|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 16/03/2025 15:44

Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch chia cổ tức "khủng" để tăng vốn điều lệ

Sát thềm mùa đại hội cổ đông 2025, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức để tăng vốn nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 của VietinBank cho thấy, ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% để tăng vốn, tương ứng sẽ phát hành gần 2,4 tỷ cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ và chia cổ tức tiền mặt giai đoạn năm 2009 - 2016. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 53.700 tỷ đồng lên 77.671 tỷ đồng.

Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa trong những năm tới các cổ đông của nhà băng này sẽ tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trước đó, một “ông lớn” khác là Vietcombank đã chốt danh sách cổ đông vào ngày để thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 49,5%. Đây là đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu cao kỷ lục của Vietcombank. Đợt phát hành cổ phiếu thưởng cao nhất mà ngân hàng này từng thực hiện là vào năm 2016 với tỷ lệ 35%.

Số cổ phiếu dự kiến phát hành là gần 2,8 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt hơn 27.666 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 55.891 tỷ đồng lên khoảng 83.557 tỷ đồng.

Mùa đại hội cổ đông năm nay cũng chứng kiến nhiều phương án chia cổ tức “khủng” từ các ngân hàng. Ngân hàng VIB mới đây công bố kế hoạch trả cổ tức trong năm 2025 và sẽ đệ trình cổ đông thông qua vào cuối tháng 3 này. Theo đó, ngân hàng dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, VIB sẽ sử dụng hơn 2.085 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương tỷ lệ 7%. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phát hành gần 417,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 14%.

Tương tự, năm nay, ACB tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, ACB dự kiến phát hành gần 670 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 15%. Nếu hoàn thành, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 6.700 tỷ đồng, từ 44.666 tỷ đồng lên 51.366 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý III/2025. Với cấu phần tiền mặt, ACB sẽ chi ra khoảng 4.466 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10%.

Nam A Bank công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28/3. Trong đó, ngân hàng dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.700 tỷ đồng lên mức hơn 18.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn này được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Bên cạnh đó, Nam Á dự định phát hành thêm hơn 343,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi ngân hàng đã hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Với HDBank, tại ĐHĐCĐ năm 2024, ngân hàng này đã trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức dự kiến thực hiện trong năm 2025 đến 30%, gồm tối đa 15% tiền mặt, tương đương năm 2024.

Có thể thấy, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng cải thiện năng lực tài chính, nâng cao bộ đệm an toàn vốn, có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.

Theo tính toán của VIS Rating, quy mô vốn của toàn ngành Ngân hàng vẫn ở mức khiêm tốn do lợi nhuận ổn định và hạn chế trong việc huy động vốn mới. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình/tổng tài sản hữu hình (TCE/TA) duy trì ổn định ở mức 8,5% năm 2024. NCB là ngân hàng duy nhất tăng vốn đáng kể trong quý IV/2024 theo kế hoạch tái cấu trúc của ngân hàng này.

“Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) của ngành đã cải thiện đáng kể lên mức 91% trong quý IV/2024, tăng từ 83% trong quý III/2024, nhờ tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm (TCB, CTG, MBB) và tăng cường xóa nợ (VCB, BID). Tuy vậy, hầu hết các ngân hàng nhỏ vẫn duy trì LLCR ở mức dưới trung bình ngành bởi lợi nhuận tăng trưởng thấp và tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn. Chúng tôi kỳ vọng quy mô vốn sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 khi mức cải thiện của lợi nhuận và khả năng tạo vốn nội bộ sẽ đi cùng với tốc độ tăng trưởng tài sản”, chuyên gia của VIS Rating lưu ý.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2024, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhóm ngân hàng áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN đạt 12,51%, trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đạt 10,57%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 12,21%...

Q.L  
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ các thực thể tham gia “được làm gì và không được làm gì”
Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Hiệp hội Ngân hàng đồng hành, tạo niềm tin cho cơ quan quản lý trong xây dựng và triển khai chính sách
Vietcombank tăng tín dụng ưu đãi cho nông lâm, thủy sản lên 15 nghìn tỷ đồng
VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2025 tăng 22%
Chủ tịch Phạm Toàn Vượng: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ động thích ứng, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động
Ngân hàng Nhà nước làm việc với hệ thống Ngân hàng Nhà nước Khu vực 3
Thêm ngân hàng gia nhập 'làn sóng' giảm lãi suất huy động, mức giảm cao nhất lên tới 1,05%
Ngân hàng 'chạy đua' tăng vốn điều lệ
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL
VDB phải chủ động đổi mới tư duy, nỗ lực sáng tạo để phát triển bền vững
Công bố thành lập Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 và bổ nhiệm lãnh đạo
Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM trong hoạt động truyền thông chính sách về tiền tệ tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Shinhan ký kết hợp tác chiến lược cùng Công ty Kinh doanh bất động sản Viglacera
Điểm danh 3 ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tuần này: Tâm điểm mà cổ đông quan tâm là gì?
Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 13
Yếu tố tạo sự khác biệt và thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh
Nền tảng tài chính số giúp thu hẹp khoảng cách tài chính của MSME tại các thị trường đang phát triển ở châu Á
Bảng xếp hạng Ngân hàng tốt nhất năm 2025
Xem thêm