|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 18/04/2025 11:53

Việt Nam sẽ đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ưu tiên startup xanh

Xu hướng khởi nghiệp xanh đang ngày càng trở nên phổ biến và đang có những bước tiến đáng kể tại Việt Nam, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G vừa qua, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm đổi mới sáng tạo, ưu tiên đầu tư cho startup xanh.

Startup xanh là xu thế toàn cầu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, xu hướng khởi nghiệp xanh đã nổi lên như một giải pháp tiềm năng. Các startup xanh không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn nhắm đến việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trên thế giới, các startup xanh ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị đối với nền kinh tế bền vững. Các lĩnh vực chính mà những doanh nghiệp khởi nghiệp này hoạt động bao gồm năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, quản lý rác thải và công nghệ sạch. Theo một báo cáo của Mạng lưới đầu tư tác động toàn cầu (GIIN), đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường đã tăng lên đáng kể, với hàng tỷ USD được đổ vào các dự án khởi nghiệp xanh hàng năm.

4-co-hoi-cua-khoi-nghiep-xanh-1744943774.jpg
Startup xanh trở thành xu hướng trên thế giới trong phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)

Với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cũng tập trung đẩy mạnh chuyển đổi xanh trong mọi lĩnh vực. Nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ, thúc đẩy “xanh hóa” đã được Nhà nước đề ra. Vấn đề khởi nghiệp theo hướng bền vững cũng đang dần được quan tâm. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 844/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025”. Tới nay, hệ sinh thái có sự tham gia của hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong đó, có 2 startup kỳ lân (được định giá trên 1 tỷ USD), 11 doanh nghiệp gọi vốn trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ kinh doanh, 208 quỹ đầu tư mạo hiểm và 35 tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp.Bên cạnh đó, vào năm 2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 -2025" nhằm cung cấp các cơ chế tài chính và chính sách ưu đãi để khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này. Định hướng chiến lược của Việt Nam trong thời gian qua luôn dành sự chú trọng cho startup xanh, tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Startup Việt trước xu thế “xanh hóa”

Tại Việt Nam, xu hướng khởi nghiệp xanh cũng đang phát triển mạnh mẽ. Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 cho thấy Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm trước. Nhiều doanh nhân trẻ đã nhận thấy tiềm năng to lớn của các dự án bền vững, từ sản xuất năng lượng tái tạo cho đến nông nghiệp hữu cơ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khởi nghiệp xanh cũng đang trở thành xu hướng mà nhiều doanh nhân trẻ lựa chọn. Từ những phế phụ phẩm nông nghiệp bỏ đi sau khi thu hoạch, chế biến nông sản, nhiều startup đã tìm ra những cách làm mới để tái chế, biến những thứ tưởng chừng là rác thải trở thành sản phẩm có giá trị.Thương hiệu Ficoco là một điển hình cho khởi nghiệp thành công từ phụ phẩm nông nghiệp. Nhà sáng lập thương hiệu, anh Nguyễn Đăng Thiên Phi Long, đã nhận ra được những lợi ích từ phế phẩm cây dừa và quyết định nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ loại trái cây này. Bằng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, Ficoco đã biến xơ dừa thành “công cụ” hữu hiệu giúp cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt. Đến nay, giá thể xơ dừa thương hiệu Ficoco tiêu thụ trên thị trường Lâm Đồng chiếm tỷ lệ 70%, còn lại 30% trên thị trường 40 tỉnh, thành trong cả nước thông qua 150 đại lý và 60 cửa hàng phân phối. Đặc biệt, nhờ chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm của Ficoco đã xuất khẩu thành công sang Malaysia và đang triển khai hợp đồng xuất khẩu sang nước Đức. Doanh nghiệp cũng đã giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động.

solarbk-1744942575.jpg
SolarBK là đơn vị tiên phong khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. (Ảnh: SolarBK)

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) là một trong những đơn vị startup tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Được thành lập từ năm 2006, SolarBK là doanh nghiệp hiếm hoi khởi nghiệp và hoạt động bền bỉ trong lĩnh vực năng lượng sạch. Vào năm 2008, khi khái niệm năng lượng tái tạo vẫn còn xa lạ tại Việt Nam, SolarBK bắt đầu công trình chiếu sáng quần đảo Trường Sa kết hợp điện gió và điện mặt trời. Dự án này đã giúp họ đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, mở ra tiềm năng về khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam.Tháng 9/2024, SolarBK đã đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành đối tác thiết kế và phát triển hệ thống điện mặt trời tại nhà máy bền vững lớn nhất trên thế giới của Tập đoàn Lego tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III), tỉnh Bình Dương. Với mục tiêu giúp người dân được tiếp cận năng lượng xanh, SolarBK luôn hướng tới phát triển các dự án xây dựng điện mặt trời cho các hộ gia đình. Tới nay, SolarBK đã hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời. Mỗi năm. SolarBK cung cấp hơn 350 nghìn kWp, tương đương 400 triệu kWh điện xanh, giảm thải hơn 400 nghìn tấn CO2.

Cần ưu tiên cho startup trong đổi mới sáng tạo

Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng các startup xanh ở cả quy mô toàn cầu và địa phương vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất là thiếu hụt nguồn vốn. Đầu tư vào các dự án xanh thường được coi là rủi ro hơn so với các lĩnh vực truyền thống. Bên cạnh đó, ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa được nâng cao ở nhiều khu vực, làm giảm khả năng tiêu thụ của các sản phẩm xanh.Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ từ chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các startup xanh. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và phát triển bền vững, nhưng vẫn cần rất nhiều cải cách để giúp tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, trong quản lý nhà nước với khởi nghiệp sáng tạo vẫn còn nhiều quy trình chưa hợp lý, chẳng hạn như việc một doanh nghiệp có tới 4 Bộ quản lý gồm Ngân hàng nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Bên cạnh đó, hiện nay chưa có bộ chủ quản dành cho các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, dẫn tới tình trạng một sản phẩm khởi nghiệp phải trải qua nhiều quy trình phức tạp và tuân thủ nhiều quy định khác nhau.

startup-xanh-1744942575.jpg
Mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo trở thành xu hướng khi người dân ưu tiên sử dụng sảm phẩm xanh. (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, thách thức lớn nhất của khởi nghiệp xanh là việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn đầu tư. Các dự xanh thường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và có chu kỳ hoàn vốn kéo dài, khiến việc phát triển và duy trì hoạt động gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, do nhiều nhà đầu tư chưa dành sự quan tâm đến các mô hình “kinh tế xanh” nên việc tìm kiếm tài trợ, vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các dự án khởi nghiệp xanh còn nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ xanh cũng không ổn định và chưa đủ lớn để hỗ trợ phát triển của các doanh nghiệp xanh, người tiêu dùng cũng mất nhiều thời gian để thay đổi nhận thức, thói quen để làm quen với việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Những điều này dẫn đến các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh có thể có nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất kinh doanh và tăng trưởng.Tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) diễn ra vào ngày 16/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chia sẻ Việt Nam sẽ sớm có Quỹ đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo, trong đó, ưu tiên dự án khởi nghiệp xanh. Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và ô nhiễm, mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành xu hướng khi người dân ưu tiên sử dụng sản phẩm gắn với môi trường và tăng trưởng xanh. "Tại Việt Nam, chúng tôi sớm xác định tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển cốt lõi", Thứ trưởng Hoàng Minh cho biết. Chia sẻ tại Hội nghị, ông Hoàng Minh cũng cho biết trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành chương trình, hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Thủ tướng đã chính thức giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo Việt Nam.Dự kiến, Quỹ sẽ có ở cấp quốc gia, địa phương và hoạt động ngay trong 2025, ưu tiên dự án khởi nghiệp xanh, tuần hoàn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang khẩn trương xây dựng, hình thành sàn giao dịch vốn cho khởi nghiệp, với mục tiêu giúp các startup có kênh huy động vốn chính thống, không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài.

Ng  
Việt Nam sẽ đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ưu tiên startup xanh
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức
BAF Việt Nam: Siba Holdings đề cử nhân sự tham gia Ban kiểm soát
Cảnh báo sớm và hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Giá vàng vọt mạnh tạo đỉnh lịch sử, vượt mức 110 triệu đồng/lượng
TP.HCM rực rỡ và nghĩa tình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Triển vọng nhu cầu tích cực từ Trung Quốc kéo nhiều mặt hàng phục hồi
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, cán mốc 107 triệu đồng/lượng
Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng năng lực phân phối phân bón sinh học, thúc đẩy nông nghiệp xanh
Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh
Ngành dệt may hướng đến chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Giá mua - bán vàng tăng/giảm trái chiều
Du lịch và hàng không bắt tay, mở đường băng cho kỷ nguyên du lịch mới
Gạo cao cấp 'lên ngôi': Tập đoàn Tân Long và chiến lược chinh phục thị trường khó tính
Thị trường TPCP tháng 3/2025: huy động 65.329 tỷ đồng qua đấu thầu
Vietjet mở 4 đường bay mới tới Trung Quốc
Giá vàng nhẫn giảm, vàng miếng đi ngang
Giá vàng tiếp tục tăng vọt lên mốc cao mới
Xem thêm