|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 10/05/2025 16:58

Xanh hóa khu công nghiệp: Chỉ nỗ lực từ ngân hàng là chưa đủ, cần sự chung tay của các bên liên quan

Để hỗ trợ tín dụng xanh phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong vấn đề phát triển các khu công nghiệp xanh, ngoài nỗ lực của ngành Ngân hàng, cần sự chung tay của rất nhiều bên liên quan. Đồng thời, triển khai và tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về giá trị và lợi ích của việc chuyển đổi xanh, xây dựng doanh nghiệp bền vững.

web.jpeg
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú phát biểu tại diễn đàn

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại Diễn đàn với chủ đề: “Kết nối tín dụng xanh - Khu công nghiệp xanh” do Thời báo Ngân hàng vừa phối hợp với NHNN Khu vực 9 và các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, kết nối tín dụng xanh - khu công nghiệp xanh là một chủ đề mang tính thời sự và quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Đây đang là vấn đề “nóng”, câu chuyện tăng trưởng xanh không chỉ của riêng doanh nghiệp hay các khu công nghiệp, mà đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Trong đó, việc thúc đẩy phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, bền vững, hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, phát triển khu công nghiệp sinh thái, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, gia tăng giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, chống biến đổi khí hậu và hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050.

Ở nhiều địa phương trong cả nước, xu thế phát triển khu công nghiệp xanh hoặc khu công nghiệp sinh thái và thúc đẩy sản xuất sạch hơn đang ngày càng phát triển. Các khu công nghiệp xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao, đặc biệt từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ sạch và sản xuất bền vững…

Tuy nhiên, đến nay với việc chưa có danh mục phân loại xanh quốc gia. Doanh nghiệp khó chứng minh được “tính xanh” của dự án đầu tư khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh từ ngân hàng, trong khi các TCTD chưa có cơ sở kỹ thuật môi trường để nhận diện, thẩm định dự án xanh, quản lý hiệu quả khoản cấp tín dụng xanh.

Trong khi, việc phát triển hoặc chuyển đổi các khu công nghiệp sang mô hình khu công nghiệp xanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với các khu công nghiệp truyền thống do: Yêu cầu về điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng; hệ thống xử lý chất thải phải phù hợp với yêu cầu hiện đại; ứng dụng khoa học - công nghệ xanh cho toàn bộ quy trình từ xây dựng, sử dụng và bảo trì. Ngoài ra, ý thức tham gia liên kết và cộng sinh giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, hay giữa các địa phương còn có những hạn chế.

image
Toàn cảnh Diễn đàn “Kết nối tín dụng xanh - Khu công nghiệp xanh”.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, nhận thức được vai trò của ngành Ngân hàng trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, thời gian qua, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực xanh, thân thiện với môi trường, các ngành sản xuất carbon thấp.

Bám sát chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã triển khai khá toàn diện các hoạt động về tín dụng xanh: Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng xanh cho từng ngành/lĩnh vực; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào thông qua phát hành trái phiếu xanh, tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế; 100% các TCTD đã xây dựng quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Một số ngân hàng có sự tiên phong, dẫn dắt thị trường, chủ động nghiên cứu, cập nhật các tiêu chuẩn mới về tín dụng xanh, rủi ro về môi trường và xã hội, rủi ro về khí hậu, dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Với nhiều nỗ lực, kết quả hoạt động tín dụng xanh của Ngành đã có sự tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ, đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế. Đến ngày 31/3/2025 đã có 58 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt trên 704.244 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối năm 2024, chiếm tỷ trọng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; trong đó, dư nợ công nghiệp xanh và công trình xây dựng xanh đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,7% tổng dư nợ tín dụng xanh.

Qua phát biểu, Phó Thống đốc cho biết, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành cùng với quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế chuyển sang mô hình kinh tế xanh, phát thải thấp, thể hiện trách nhiệm của ngành Ngân hàng trong tiến trình tăng trưởng xanh của quốc gia. NHNN sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tại Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia của ngành Ngân hàng, Đề án phát triển ngân hàng xanh.

Trong đó, ưu tiên một số giải pháp trọng tâm như, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tín dụng, trong đó có tín dụng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn để thực hiện các dự án xanh, bảo vệ môi trường; hướng dẫn các TCTD cấp tín dụng xanh sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phân loại xanh. Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh huy động nguồn lực; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý, tăng dần tỷ trọng vốn tín dụng cho các dự án xanh, mang lại lợi ích môi trường…

Tuy nhiên, để hỗ trợ tín dụng xanh phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong vấn đề phát triển các khu công nghiệp xanh, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho rằng, ngoài nỗ lực của ngành Ngân hàng, cần sự chung tay của rất nhiều bên liên quan. Đồng thời, triển khai và tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về giá trị và lợi ích của việc chuyển đổi xanh, xây dựng doanh nghiệp bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý môi trường và dòng vốn; tăng cường hợp tác công - tư để đồng hành trong phát triển bền vững.

Về phía các doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xanh, Phó Thống đốc Thường trực cho rằng, cần minh bạch các tiêu chí môi trường; xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh, nâng cao năng lực lập hồ sơ, dự án đáp ứng tiêu chí tín dụng xanh và phối hợp, liên kết hiệu quả với các đơn vị tư vấn, ngân hàng và nhà đầu tư.

T.H  
Xanh hóa khu công nghiệp: Chỉ nỗ lực từ ngân hàng là chưa đủ, cần sự chung tay của các bên liên quan
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng từ ngày 16/6
NHNN: Cần tăng cường phối hợp để triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Luật hóa xử lý nợ xấu: “Rào cho kín” để tăng tiềm lực hỗ trợ doanh nghiệp
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt Nam vững mạnh, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh quốc tế
Vietcombank báo lãi khiêm tốn quý I/2025, tổng nợ xấu vượt 15.000 tỷ đồng
Thử nghiệm cho vay ngang hàng P2P Lending từ 01/7
Thanh toán không dùng tiền mặt: Ứng dụng nhỏ nhưng lợi ích lớn
BIDV báo lãi quý I/2025 vượt 7.400 tỷ đồng, chuẩn bị tăng vốn lên gần 92.000 tỷ đồng
Ngân hàng SHB báo lãi quý I/2025 tăng gần 9%, tín dụng tăng tốc nhưng nợ xấu nhích nhẹ
Trước nghỉ lễ 30/4 - 1/5, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động
Ngân hàng Khu vực 15: Đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu hỗ trợ doanh nghiệp
Sacombank công bố lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh 38%, tổng nợ xấu vượt 14.000 tỷ
Xây dựng Đề án kế hoạch vốn tín dụng chính sách giai đoạn 2026-2030
Ngân hàng MB công bố lợi nhuận quý I/2025 cao kỷ lục
Ngày 28/4: Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng
Các ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số, chinh phục các mục tiêu tăng trưởng
Cảnh báo từ các ngân hàng: Cẩn trọng trước những chiêu lừa tinh vi khiến tài khoản “bốc hơi” trong tích tắc
Xem thêm