|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 31/05/2025 17:59

Xóa thuế khoán: Hộ kinh doanh bước vào giai đoạn phát triển mới

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ chính thức chấm dứt cơ chế thuế khoán, thay bằng tự kê khai, nộp thuế theo doanh thu thực tế. Cải cách này không chỉ tăng minh bạch mà còn mở ra cơ hội nâng tầm hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp (DN)

Ông Mai Sơn – Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) - Ảnh: VGP/HT

Bước chuyển lịch sử: Hộ kinh doanh sắp hết 'thời khoán thuế'

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026. Đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Trả lời Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về nội dung trên, ông Mai Sơn – Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhấn mạnh: Việc xóa bỏ thuế khoán có ý nghĩa then chốt trong việc cải cách quản lý thuế và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Thứ nhất, thay đổi này giúp nâng cao tính minh bạch và công bằng trong thu thuế. Khi chuyển từ khoán sang tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, cơ quan thuế có thể nắm bắt chính xác hơn năng lực kinh doanh của từng hộ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc "tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm". Điều này thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của người nộp thuế, giúp họ thấy nghĩa vụ thuế là phần đóng góp cho cộng đồng, đất nước.

Thứ hai, chính sách mới góp phần hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Đặc biệt, nó phù hợp với xu thế chuyển đổi số đang lan rộng trong toàn hệ thống. Nhờ ứng dụng công nghệ và phần mềm kê khai điện tử, cơ quan thuế có thể hỗ trợ người nộp thuế dễ dàng hơn, từ đó giảm gian lận và thất thu. Môi trường kinh doanh cũng trở nên cạnh tranh lành mạnh khi mọi hộ kinh doanh đều phải tuân thủ một chuẩn mực rõ ràng như nhau.

Sau khi chuyển đổi, môi trường kinh doanh cho hộ cá thể sẽ trở nên minh bạch, đồng bộ, tạo điều kiện để phát triển bền vững. Việc thực thi đầy đủ Nghị quyết 68 không chỉ giúp thu ngân sách đúng đủ mà còn là bàn đạp giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế quốc dân.

Việc này cũng là động lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển thành DN. Trước đây, do thói quen nộp thuế khoán, nhiều hộ không duy trì sổ sách kế toán hay chứng từ hợp lệ. Nay khi bắt buộc thực hiện theo phương pháp kê khai, họ sẽ dần quen với quản trị tài chính bài bản – tiền đề quan trọng để phát triển thành DN nhỏ và siêu nhỏ, từ đó tiếp cận được các chính sách hỗ trợ kinh doanh.

"Xóa thuế khoán còn giúp Việt Nam tiến gần hơn đến các chuẩn mực quản lý thuế hiện đại của thế giới. Đây là bước đi nằm trong lộ trình cải cách thể chế thuế quốc gia, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính", ông Mai Sơn nói.

Nhóm giải pháp lớn để chuyển đổi thành công

Như vậy, từ giờ đến hết năm 2025 là thời gian nước rút để toàn hệ thống thuế cùng các hộ kinh doanh chuẩn bị cho một bước chuyển căn bản. Thành công của cải cách này không chỉ phụ thuộc vào thể chế, công nghệ mà còn là sự đồng hành, ủng hộ của toàn xã hội – đặc biệt là chính quyền cơ sở và bản thân người nộp thuế.

Để đảm bảo thực thi hiệu quả chủ trương chuyển đổi thuế hộ kinh doanh, Bộ Tài chính đã và đang triển khai 7 nhóm giải pháp đồng bộ, từ pháp lý, công nghệ cho đến hỗ trợ thực tiễn.

Thứ nhất, Bộ Tài chính đang tích cực sửa đổi hệ thống pháp luật thuế. Thực tế, Bộ này đang xây dựng dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, trong đó bỏ hoàn toàn cơ chế thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Thay vào đó, áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp đi kèm yêu cầu ghi sổ kế toán, lập hóa đơn như DN. Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Thuế Giá trị gia tăng để quy định mức doanh thu không chịu thuế, bảo vệ nhóm hộ kinh doanh nhỏ.

Thứ hai, cơ quan Thuế đang tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Quản lý hộ kinh doanh chuyển từ chức năng sang theo đối tượng, bám sát địa bàn, từ đó cá thể hóa trách nhiệm của từng cán bộ thuế. Qua đó, thu đúng, thu đủ, tránh thất thu ngân sách.

Thứ ba, Bộ Tài chính chủ trương đơn giản hóa sổ sách kế toán, hóa đơn và cung cấp miễn phí phần mềm kế toán – hóa đơn dùng chung. Điều này giúp hộ kinh doanh dễ tiếp cận và tuân thủ, đồng thời giảm gánh nặng thủ tục.

Thứ tư, ngành Thuế đang phát triển hệ thống kê khai điện tử tự động, cho phép hệ thống tự tính toán nghĩa vụ thuế dựa trên dữ liệu hóa đơn. Nhờ đó, hộ kinh doanh chỉ cần xác nhận thay vì phải khai tay từng khoản. Các phần mềm còn có chức năng nhắc thời hạn kê khai, cảnh báo sai sót…

Thứ năm, ngành Thuế đang tích cực triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Từ 1/7/2022, hóa đơn điện tử được áp dụng toàn quốc. Từ 15/12/2022, Bộ Tài chính đã triển khai thêm hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, công cụ giúp hộ kinh doanh xuất hóa đơn ngay tại điểm bán. Từ tháng 6/2025, hộ kinh doanh doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ buộc phải áp dụng hình thức này.

Thứ sáu, cần hỗ trợ hộ kinh doanh trong giai đoạn chuyển tiếp. Ông Mai Sơn cho biết, cơ quan thuế từ Trung ương đên địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật. Các hộ sẽ được nhắc nhở, hỗ trợ cài đặt máy tính tiền, phần mềm hóa đơn, thậm chí được hỗ trợ tài chính nếu khó khăn. Bộ cũng đề nghị chính quyền địa phương chủ động phối hợp, ban hành chính sách hỗ trợ thêm để giúp hộ kinh doanh yên tâm chuyển đổi.

Thứ bảy, lãnh đạo ngành thuế nhấn mạnh yêu cầu tăng cường giám sát tuân thủ.

"Ngành Thuế đang tích cực số hóa và kết nối dữ liệu với các bộ ngành, ngân hàng, cơ quan thị trường… Từ dữ liệu hóa đơn, dòng tiền, thu nhập thực tế, cơ quan thuế có thể phát hiện nhanh các dấu hiệu rủi ro, trốn thuế, ngược lại, hộ nào tuân thủ tốt sẽ được ưu tiên hỗ trợ", Phó Cục trưởn Mai Sơn cho biết.

Huy Thắng  
TP.HCM hướng tới siêu đô thị, đẩy mạnh hợp tác với Tập đoàn TTI và Ngôi nhà Đức
TP.HCM bước vào giai đoạn 'tăng tốc' xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế
Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN, đề cao vai trò Hiệp ước SEANWFZ
Tín dụng tăng cao nhất trong nhiều năm, tập trung vào động lực tăng trưởng
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng luận bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
Vương quốc Anh và ASEAN khởi động chương trình hợp tác an ninh y tế
'Nhiều mặt hàng giả thậm chí mang cả tem chống giả'
Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam
Việt Nam, Indonesia nhất trí thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại gạo
Châu Âu là điểm tựa chính của cà phê Việt
Thủ tướng yêu cầu trình Nghị định quản lý vàng trước ngày 15/7
Doanh nghiệp tiên phong của Brazil đề xuất hợp tác nhiên liệu sinh học với Việt Nam
Tập đoàn Granja Fujikura muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Báo chí, cầu nối giúp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Ngành dây và cáp điện Việt Nam hướng đến đổi mới, tăng cường kết nối với thế giới
MTA Vietnam 2025: Quy tụ gần 500 nhà trưng bày chuyên về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu, thực hiện '3 tăng tốc'
Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần 20 năm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu
Xem thêm