|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 19/02/2025 20:54

Biến động giá cà phê: Doanh nghiệp xuất khẩu cẩn trọng khi chốt bán

Trên thị trường thế giới, giá cả cà phê tại các sàn giao dịch có diễn biến trái chiều. Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần cẩn trọng khi chốt bán.

Ngày 19/2/2025, giá cà phê trong nước tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với hai ngày trước đó và duy trì ngưỡng cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai trung bình ở mức 132.500 đồng/kg. Riêng Lâm đồng có mức thấp nhất 130.800 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê hai sàn giao dịch có diễn biến trái chiều. Giá Robusta trên sàn London tăng 0,7% lên mức 5.721 USD/tấn. Giá Arabica trên sàn New York, được coi là giá chuẩn toàn cầu, giảm 2,15 cent, tương đương 0,5% xuống còn 405,25 US cent/lb, giảm sâu hơn nữa so với mức cao kỷ lục 429,95 US cent/lb đạt được hồi tuần trước.

Theo ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia nghiên cứu thị trường cà phê, có 2 lý do khiến giá cà phê Robusta tăng. Thứ nhất, thị trường đang nghi ngờ sản lượng cà phê Robusta và Conilon của Brazil thu hoạch năm nay có thể thấp hơn, do có đợt hạn hán trước đây gây tổn hại tới sản lượng cà phê. Thứ hai, thị trường cũng tin Việt Nam có hạn hán, và sản lượng có thể thấp hơn trong năm đang kinh doanh (từ tháng 10 năm ngoái cho tới cuối tháng 9 năm nay).

Nhưng thực tế xuất khẩu của Brazil vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe) cho biết, xuất khẩu cà phê nhân của nước này trong tháng 1/2025 đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2024, xuống còn 3,98 triệu bao, trong bối cảnh mùa vụ 2025/26 của Brazil được Conab dự báo giảm 4,4% so với cùng kỳ vụ trước. Thời tiết bất lợi tiếp tục đe dọa vụ mùa cà phê của Brazil, với khu vực trồng Arabica lớn nhất nước này nhận lượng mưa thấp hơn mức trung bình vào tuần trước.

“Xuất khẩu của Việt Nam giảm, trong khi nhu cầu sử dụng cà phê Robusta hiện nay là có, vì giá cà phê Arabica quá cao. Do vậy, các nhà rang xay phải mua Robusta chất lượng cao để thay thế phần Arabica. Nhờ vậy mà nhu cầu mua Robusta từ Việt Nam xuất hiện trở lại một cách mạnh mẽ, nhưng rất tiếc là lượng hàng hóa của Việt Nam không có bao nhiêu. Xuất khẩu của Việt Nam giảm có thể do yếu tố thất mùa, mặt khác, giá cà phê đầu vào quá cao so với các năm trước nên các nhà xuất khẩu không dám mua trữ hàng” - ông Bình nói.

Trước đây, giá cà phê chỉ từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg nên doanh nghiệp có thể mua để trữ được nhiều. Khi giá cà phê lên 100.000 đồng/kg thì cần nguồn vốn thu mua khá lớn, vì vậy họ bắt đầu trữ ít lại và không thể trữ lâu mà mua đâu bán đó, để xoay đồng vốn cho thật nhanh. Điều này khiến lượng hàng trong tay nhà xuất khẩu giảm đi rất nhiều, và lượng hàng tồn kho nằm chủ yếu trong dân. Mỗi nhà trữ vài tấn nên rất khó kiểm soát.

Theo ông Bình, giá cả là vấn đề nhức nhối trong ngành cà phê hiện nay và là cũng vấn đề của nay mai. Tuần trước, giá cà phê Arabica kỳ hạn tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đại gần 430 US cent/lb. Sau khi nghe rằng Brazil đã bán khoảng 80% sẵn lương thu hoạch trong năm nay và muốn bán thêm.

Lượng cà phê tồn kho hạn chế có thể gây ra tình trạng mua hoãn loạn, điều này chỉ khiến giá thị trường tăng cao hơn. Giá chỉ ổn khi Brazil và Việt Nam có được thu hoạch bội thu (dự kiến phải đến giữa năm 2026) hoặc nhu cầu giảm đáng kể ở các nước tiêu thụ do giá cao, nên chuyện giá đi lên có thể chưa dừng lại ở đây dù trong từng thời kỳ các quỹ đầu cơ cần phải thanh lý luận hợp đồng hàng giấy trên sàn gây giá giảm cực đoan.

Biên độ dao động hằng ngày trong một phiên giao dịch, và dao động trong một giai đoạn nào đó biến động quá lớn làm cho nhà kinh doanh bối rối. Lý do, có thể là “bối rối” quá mà chốt bán trong tình trạng thiếu kiểm soát, hoặc đôi khi giá lên cao rồi đoán là sẽ lên cao nữa cho tới khi sụt xuống. Chính vì vậy mà rủi ro lớn nhất hiện nay hoàn toàn thuộc về phía các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, khi giá cà phê tăng mạnh nông dân là người được lợi hoàn toàn, và hiện nay họ đã có lời hơn gấp đôi, còn rủi ro nghiên hẳn về phía các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Nghiên cứu thị trường cà phê trong thời gian dài tôi chưa thấy lúc nào mà giá cà phê biến động cực đoan như bây giờ. Trước tình hình giá cà phê tăng giảm bất thường, và thực tế người mua không sử dụng sàn để bảo vệ nữa, vì trên sàn nhảy giá liên tục, thậm chí người nước ngoài họ cũng không đủ tiền để mua bảo vệ, bán bảo vệ” – ông Bình nhận xét.

Với những lý do trên, ông Bình cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu nên làm cẩn thận và làm ít lại, thấy chắc có lời mới bán, không nên bán khống, nên mua đâu bán đó vì vốn quá lớn. Các doanh nghiệp cần xoay nhanh vòng vốn và làm với lượng nhỏ vừa phải trong tầm kiểm soát, trong sức chịu đựng của mình, vì giá trị của 1 tấn cà phê đang quá lớn.

Nguyễn Huyền  
Biến động giá cà phê: Doanh nghiệp xuất khẩu cẩn trọng khi chốt bán
Ngân hàng Trung ương Úc và New Zealand đồng loạt cắt giảm lãi suất
Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, quyết tâm mở không gian bứt phá
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội: Bắt đúng mạch, khẩn trương khắc phục điểm nghẽn
Thủ tướng Chính phủ “Kiên quyết không để tình trạng vốn chờ dự án, có vốn mà không giải ngân được”
Sáng nay, Quốc hội quyết nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính mạnh mẽ hơn cho ASEAN+3 trong bối cảnh bất định
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Ông Phan Văn Mãi làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội
Các ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ
Không cầu toàn, không nóng vội khi triển khai dự án điện hạt nhân
Đề nghị bổ sung hơn 38 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
HSBC: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2025
Công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
Giá vàng miếng tăng trở lại sau phiên 'lao dốc' cuối tuần
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' cho tăng trưởng 8% trở lên
Chính thức triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Đài Loan gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân
Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Xem thêm