|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 08/04/2025 10:55

Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ

UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh đảm bảo việc thu mua tôm nguyên liệu cho người dân để ổn định sản xuất; không để tình trạng thu hoạch ồ ạt, ngừng sản xuất, làm đứt gãy chuỗi ngành hàng tôm của tỉnh do tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ.

Trước thông tin Mỹ áp thuế suất 46% nhiều mặt hàng tại Việt Nam, trong đó mặt hàng tôm xuất khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp. Tại Cà Mau, theo phản ánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm với UBND tỉnh, đã xuất hiện tình huống khách hàng Hoa Kỳ đề nghị tạm ngưng nhập khẩu khiến giá tôm nguyên liệu có khả năng giảm.

tom-ca-mau-3-1744075547.jpg
Chế biến xuất khẩu tôm tại Cà Mau được dự đoán sẽ chịu tác động khi Hoa Kỳ áp mức thuế mới.(Ảnh minh họa)

Ngày 7/4, tỉnh Cà Mau chính thức thông báo đến các doanh nghiệp và người dân tỉnh này đánh giá tác động của việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đối với ngành hàng thủy sản Cà Mau.

UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh đảm bảo việc thu mua tôm nguyên liệu cho người dân để ổn định sản xuất; không để tình trạng người dân quá lo lắng do tôm giảm giá, dẫn đến thu hoạch ồ ạt, ngừng sản xuất, làm đứt gãy chuỗi ngành hàng tôm của tỉnh. Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của đơn vị, kịp thời báo cáo, đề xuất chính quyền, ngành chức năng hỗ trợ tháo gỡ để đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm đồng hành với chính quyền địa phương vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay.

Cà Mau có 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ, kim ngạch đạt 12,86 triệu USD.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, hiện nay lượng hàng hóa đã sản xuất theo hợp đồng đã ký và sản lượng đã ký hợp đồng, nhưng chưa sản xuất hàng hóa với khách hàng Mỹ còn rất lớn. Nếu thuế suất công bố không thay đổi, dự báo tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh.

tom-ca-mau-1-1744075654.jpg
UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh đảm bảo việc thu mua tôm nguyên liệu cho người dân để ổn định sản xuất...(Ảnh minh họa)

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu ngay lập tức bị giảm mạnh. Giá tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, siêu thâm canh giảm từ 4.000 đến 15.000 đồng/kg chỉ trong 2 ngày.

Theo báo cáo của một số doanh nghiệp và ngành chức năng, nguyên nhân bắt nguồn từ việc người nuôi tôm nghe ngóng tình hình thuế suất từ Mỹ, lo sợ tôm rớt giá nên nhiều người quyết định thu hoạch.

Chiều ngày 5/4, tỉnh Cà Mau tổ chức buổi làm việc với đại diện một số doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh về mức thuế đối ứng mới của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau.

Tại buổi làm việc, sau khi đánh giá sơ bộ của đại biểu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp hiện tại không dám chào giá, ký bán cho các khách hàng Mỹ. Một số containers còn đang trên tàu biển vận chuyển chưa biết hướng xử lý (đang chờ chốt mức thuế). Giá tôm nguyên liệu sẽ có xu hướng giảm. Một số doanh nghiệp cho biết, các khách hàng Mỹ như: Mazzetta, Blue Sea, Limson,... yêu cầu tất cả các công ty chế biến thủy sản tại Việt Nam tạm ngưng xuất hàng.

Theo đại diện các sở, ngành, Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh cho rằng, để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, đảm bảo ổn định sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản của tỉnh Cà Mau, cần theo dõi tình hình đàm phán về thuế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương về ứng phó với chính sách thuế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Theo dõi nắm tình hình khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời xem xét, tháo gỡ.

tom-ca-mau-2-1744075690.jpg
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, đề xuất giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, đảm bảo ổn định sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản của tỉnh Cà Mau, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025. (Ảnh minh họa)

Trước đó tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều cuộc họp nhằm lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, ứng phó trường thông tin áp thuế của Hoa Kỳ.

Để chủ động ứng phó, ngày 4/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện tác động của việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế nêu trên đến hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, đề xuất giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, đảm bảo ổn định sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản của tỉnh Cà Mau, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với gần 280.000ha; trung bình hàng năm tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng thủy sản hơn 75 triệu USD. Mặt hàng thủy sản tỉnh Cà Mau xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là tôm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Hoa Kỳ năm 2023 là 70,98 triệu USD (chiếm tỉ trọng 5,91% xuất khẩu của tỉnh); năm 2024 đạt 76,78 triệu USD (chiếm tỉ trọng 6,07% xuất khẩu của tỉnh). Riêng, 02 tháng đầu năm 2025 là 6,84 triệu USD (chiếm tỉ trọng 3,74% xuất khẩu của tỉnh)./.

Bình Nguyên  
Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Nông dân Đắk Lắk từng bước chuyển sang canh tác cà phê thông minh
Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua
Doanh nghiệp cần quan tâm duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines
Vượt qua 'trái cây vua' xuất khẩu chuối bứt tốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm
Hợp tác xã cần nhanh chóng chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả
Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
Giá tăng cao nhưng Đắk Lắk đối diện với thiếu hụt nguồn cung cà phê và hồ tiêu
Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Phát huy vai trò 'cầu nối 4 nhà' của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Chiến lược “Xanh hóa vùng nuôi” – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Xem thêm