|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 05/04/2025 12:25

Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh

Theo các chuyên gia, muốn khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, cũng như thay đổi cách thức phát triển công nghệ, ứng dụng AI trong nông nghiệp, tư duy làm chính sách, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Theo các chuyên gia, muốn khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, cũng như thay đổi cách thức phát triển công nghệ, ứng dụng AI trong nông nghiệp, tư duy làm chính sách, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Sáng 4/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”. Tại hội thảo, các chuyên gia và nhà quản lý đã tập trung thảo luận, bàn các giải pháp đột phá để phát triển ngành lúa gạo Việt Nam, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành lúa gạo; giải pháp để định vị giá trị hạt gạo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao ra thế giới.

dinh-vi-hat-gao-trong-ky-nguyen-moi-4-1743773256.jpg
Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo: "Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới". (Ảnh CTV)

Thách thức của lúa gạo trước yêu cầu của thị trường về xu thế tiêu dùng xanh

Hiện nay trên thị trường xuất khẩu có 3 loại: Gạo thường, gạo chất lượng cao và gạo cấp cao. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu phần lớn là gạo chất lượng cao, khi chiếm tới 60-70%, gạo cao cấp có tên thương hiệu chiếm khoảng 15%, 10-15% còn lại là gạo thường. Các thống kê cho thấy, phân khúc gạo cao cấp của Việt Nam ít bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác. Gạo của Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường khó tính nhờ chất lượng cao.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, ngành hàng lúa gạo có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu và gạo của Việt Nam đã được khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè, ngành hàng lúa gạo vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức trong sản xuất lúa gạo trước biến đổi khí hậu, môi trường, yêu cầu của thị trường về xu thế tiêu dùng xanh.

dinh-vi-hat-gao-trong-ky-nguyen-moi-2-1743773307.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh VGP)

Theo ông Hè, đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 là một cơ hội, là giải pháp để tiếp tục thúc đẩy ngành hàng lúa gạo phát triển. Việc triển khai đề án trong thời gian qua đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các tỉnh, thành trong khu vực tích cực triển khai ngay từ bước ban đầu.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua số liệu xuất khẩu ấn tượng và định hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo ông Nam, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, từ 6 triệu tấn những năm trước lên 7,5 triệu tấn năm 2022 và vượt lên 9,18 triệu tấn năm ngoái, doanh thu trên 5,7 tỷ USD. Ngoài lúa gạo của Việt Nam, các doanh nghiệp còn nhập khẩu lúa từ Campuchia với khoảng 3 triệu tấn năm 2023 và 3,8 triệu tấn năm 2024.

Ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong quý I năm nay đạt 2.250.160 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đang có sự chuyển dịch tích cực, với xu hướng tăng tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản và các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao.

dinh-vi-hat-gao-trong-ky-nguyen-moi-5-1743773412.jpg
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh CTV)

Ông Đỗ Hà Nam kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ về chính sách tài chính, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lương thực, trong đó có gạo.

Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu, hướng tới việc giảm tỉ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình, đồng thời tăng tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản. Cụ thể, đến năm 2025, tỉ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình sẽ giảm xuống không quá 15%, trong khi tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản sẽ tăng lên khoảng 40%.

Đến năm 2030, các mục tiêu này còn tham vọng hơn, với tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không quá 10% và tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản khoảng 45%.

Thay đổi cách thức phát triển công nghệ, ứng dụng AI trong nông nghiệp

Tại hội thảo, nhiều đại biểu khẳng định, vị thế của ngành gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế và vai trò của cây lúa trong nền kinh tế là không thể thay thế. Tuy nhiên, vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào để duy trì giá gạo xuất khẩu ổn định, cân đối cung cầu ngành lúa gạo, tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện để các doanh nghiệp uy tín yên tâm phát triển.

Cũng tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nêu ra các khó khăn, hạn chế hiện có của ngành gạo hiện nay như: vấn đề thiếu tài chính, hoàn thuế khó khăn, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, sản xuất lúa cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, vấn đề chất lượng yêu cầu ngày càng cao, vấn đề thương hiệu…

dinh-vi-hat-gao-trong-ky-nguyen-moi-7-1743773248.jpg
Sản xuất lúa cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, vấn đề chất lượng yêu cầu ngày càng cao, vấn đề thương hiệu… (Ảnh minh họa)

Nhằm tháo gỡ các khó khăn này, trong chương trình thảo luận “Định vị gạo Việt trong kỷ nguyên mới,” các đại biểu đã trao đổi sôi nổi về những vấn đề then chốt như công nghệ sản xuất, giống lúa mới và chiến lược chiếm lĩnh thị trường, với mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị gạo Việt Nam. Xây dựng thương hiệu gạo và tạo động lực cho nông dân là ưu tiên quan trọng trong chương trình này.

Theo các chuyên gia, muốn định vị và khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, cũng như thay đổi cách thức phát triển công nghệ, ứng dụng AI trong nông nghiệp, tư duy làm chính sách, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

TS. Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) cho rằng, muốn phát triển hạt gạo Việt Nam bền vững phải liên kết theo chuỗi đã được chứng minh bằng kết quả tích cực thực hiện 7 mô hình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tăng trưởng xanh tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2025.

dinh-vi-hat-gao-trong-ky-nguyen-moi-6-1743773544.jpg
Nông dân, doanh nghiệp tìm hiểu những giống lúa mới được giới thiệu tại hội thảo. (Ảnh CTV)

Mục tiêu chính của đề án là giữ vững vai trò nòng cốt của sản xuất lúa gạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, thuận thiên và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa; tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng, áp dụng quy trình canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế về bảo vệ môi trường.

Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam. Các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, từ việc áp dụng khoa học-công nghệ, xây dựng thương hiệu gạo mạnh mẽ cho đến gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm./.

Trọng Bình  
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Phát huy vai trò 'cầu nối 4 nhà' của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Chiến lược “Xanh hóa vùng nuôi” – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ nhưng chưa thể lạc quan do giao dịch trầm lắng
Biến khoa học và công nghệ trở thành 'ngọn hải đăng' soi sáng tương lai ngành nông nghiệp
Nông sản Việt sẵn sàng 'vượt rào cản' bứt tốc tới mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: Phát triển bền vững chăn nuôi
Nông sản Việt sẵn sàng 'vượt rào cản' bứt tốc tới mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD
Giá lúa gạo đã tăng trở lại, nông dân vẫn thấp thỏm chờ giải pháp xuất khẩu gạo bền vững
Thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực tại Việt Nam
Agribank An Giang tăng cường cho vay cơ giới hóa nông nghiệp
Xem thêm