|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 02/04/2025 16:13

Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao

“Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” (Đề án) đang được triển khai ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSC) bước đầu ghi nhận đã thu được những kết quả nhất định.

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Chia sẻ với Vietnamdautu, ông Nguyễn Phú Cường, HTX Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cho biết HTX này có 29 hộ đăng ký tham gia Đề án, với tổng diện tích là 300 ha. Kết quả bước đầu cho thấy chi phí đầu vào được giảm đáng kể, nên thu được lợi nhuận cao hơn.

a-cuong.jpg
Ông Nguyễn Phú Cường, HTX Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: NVCC

Cụ thể, theo ông Cường, nông dân tham gia Đề án phải áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (cũ) ban hành, nên lượng phân bón sử dụng giảm từ 20 – 40%, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng giảm, rơm được thu gom ra khỏi ruộng.

Do đó, không chỉ nông dân tiết giảm được chi phí, mà môi trường cũng được bảo vệ. Chưa kể, việc thuê máy móc của xã viên cũng được giá ưu đãi hơn. Đặc biệt, các hộ nông dân cũng không phải lo về tình trạng “được mùa mất giá”, bởi có doanh nghiệp bao tiêu hết sản lượng, “tiền tươi thóc thật” khiến các hộ nông dân rất vui mừng.

Theo ông Cường, mới đầu triển khai Đề án cũng gặp khá nhiều khó khăn do bà con nông dân đều có thói quen canh tác “lạm dụng” thuốc BVTV nên khi nói giảm lượng thuốc , bà con sợ lúa sẽ mất mùa. Cùng với đó là thói quen ngại thay đổi, cũng ngại tìm hiểu cái mới. Tuy nhiên, HTX đã tích cực tuyên truyền tới bà con nông dân và kết quả bước đầu rất khả quan.

“Ban đầu bà con chưa tin tưởng hết nên chỉ tham gia ít. Mỗi hộ chỉ tham gia từ 1 - 2 ha. Sau quá trình làm, bà con nhận thấy đúng là không cần sử dụng quá nhiều thuốc BVTV mà lúa vẫn đạt năng suất mùa vụ. Rồi được hưởng nhiều lợi ích nên nông dân đã tích cực tham gia”, ông Cường chia sẻ.

72.jpg
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, nhiều hộ nông dân ở ĐBSCL đang được hưởng lợi lớn. Ảnh: Trần Lưu

Hạn chế tình trạng “mạnh ai nấy làm”

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tắc, HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, cho biết dù qui mô triển khai đề án của HTX này khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 20 ha, nhưng bước đầu đem lại kết quả rất tích cực cho các xã viên.

Cụ thể, những diện tích lúa tham gia đề án không những giảm chi phí, mà năng suất tăng 10%, đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha. Nhờ đó, lợi nhuận của xã viên cũng tăng thêm 20-25%, tương đương mức tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Đặc biệt, tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg lúa so với giá thị trường. Kết quả đạt được từ các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho xã viên và HTX, nhiều xã viên cam kết tiếp tục tham gia Đề án.

“Tôi tin rằng nông dân sẽ có góc nhìn khác đi rất nhiều về việc tham gia vào HTX thực hiện Đề án. Điều này sẽ tạo nên sức mạnh tập thể, góp phần xóa được kiểu sản xuất manh mún nhỏ lẻ theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tạo điều kiện để ngành lúa gạo phát triển bền vững và hiệu quả hơn, đời sống nông dân cũng được cải thiện hơn”, anh Tắc chia sẻ.

Cũng theo anh Tắc, nếu triển khai mô hình rộng và hiệu quả sẽ có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, đem lại nhiều công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Cùng với đó, chất lượng gạo được nâng cao, tăng năng suất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

“Tham gia Đề án có thể làm “thay da đổi thịt” ở vùng đất còn khó khăn, khi các hộ nông dân có thu nhập ổn định và được hưởng lợi trên chính mảnh ruộng của họ. Đồng thời, nông dân được hưởng lợi ích, lợi nhuận Đề án mang lại”, anh Tắc nói.

Đề xuất cho nông dân vay tín chấp

Tuy nhiên, theo ông Cường, rào cản lớn nhất cho bà con tham gia vào Đề án này là nguồn vốn. Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tạo điều kiện cho bà con vay vốn. Nhưng các HTX mong được tiếp cận thêm nguồn vốn ở các ngân hàng khác.

“Nhiều bà con nông dân không có vốn, thường có thói quen ra các đại lý mua giống, thuốc… Sau khi thu hoạch có tiền thì chi trả sau. Tuy nhiên, các đại lý giá thường tăng giá sản phẩm hơn 30%, “ăn hết” lợi nhuận của bà con nông dân. Đó chính là vòng quay luẩn quẩn khiến đời sống của bà con mãi vẫn chưa được cải thiện nhiều”, ông Cường cho biết.

Do vậy, ông Cường đề xuất các ngân hàng có thể xem xét những hộ nông dân khi tham gia vào Đề án để vay vốn theo hình thức tín chấp. Thời gian vay có thể ngắn trong một mùa vụ, số tiền vay không quá cao. Sau khi thu hoạch thì có thể trả lại ngân hàng.

Nếu chính quyền, doanh nghiệp thu mua, hợp tác xã, bà con nông dân cùng phối hợp để có thể đưa được nguồn vốn tín dụng sản xuất kinh doanh. Nếu làm được điều này, Đề án có thể nhân rộng được mô hình với quy mô lớn hơn.

“Nếu khơi thông được nguồn vốn tín dụng sẽ mở ra cơ hội lớn, đổi đời cho các hộ nông dân. Qua đây, cũng giúp nâng cao đời sống bà con nông dân ở ĐBSCL”, ông Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Tắc, cần tích cực tăng cường công tác tuyên truyền và tập huấn để các đối tượng tham gia Đề án nắm rõ ý nghĩa và tuân thủ đúng quy trình sản xuất lúa, đảm bảo tính bền vũng của mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Trong thực tế, bà con nông dân chưa “mặn mà” với Đề án vì chưa hiểu rõ, cùng với tâm lý ngại thay đổi, còn dè dặt. Bên cạnh đó, vì quy mô tham gia còn nhỏ nên quy mô sản xuất còn rời rạc, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Vì thế, lợi nhuận HTX mang lại cho các xã viên chưa cao, tỷ lệ sử dụng dịch vụ của HTX còn thấp.

“Đấy cũng là vấn đề mà HTX chưa thể hiện và khai thác được tiềm năng lợi thế và chưa tạo sự khác biệt bản chất HTX kiểu mới, nhằm phục vụ thành viên là chính và cộng động xã hội”, ông Tắc nói.

Bài 3: Kết nối được tín dụng, hạt gạo Việt Nam vươn tầm trong kỷ nguyên mới

Tham gia ngay Hội thảo lúa gạo 2025 để cùng cácchuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý và người nông dân:

✅ Cập nhật tình hình thị trường lúa gạo thế giới.

✅ Tìm kiếm giải pháp phát triển bền vững cho ngành lúa gạo Việt Nam.

✅ Cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất cực kì ưu đãi.

✅ Mở rộng mạng lưới, kết nối trực tiếp với các đối tác tiềm năng.

✅ Tham gia đối thoại với các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia đầu ngành.

Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để cùng nhau đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa hơn nữa!Đăng ký tại đây


Bảo Phương  
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Phát huy vai trò 'cầu nối 4 nhà' của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Chiến lược “Xanh hóa vùng nuôi” – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ nhưng chưa thể lạc quan do giao dịch trầm lắng
Biến khoa học và công nghệ trở thành 'ngọn hải đăng' soi sáng tương lai ngành nông nghiệp
Nông sản Việt sẵn sàng 'vượt rào cản' bứt tốc tới mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: Phát triển bền vững chăn nuôi
Nông sản Việt sẵn sàng 'vượt rào cản' bứt tốc tới mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD
Giá lúa gạo đã tăng trở lại, nông dân vẫn thấp thỏm chờ giải pháp xuất khẩu gạo bền vững
Thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực tại Việt Nam
Agribank An Giang tăng cường cho vay cơ giới hóa nông nghiệp
Xem thêm