|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 26/03/2025 10:35

Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch

Ngành tôm được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch- Ảnh 1.

Dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3-4,5 tỷ USD - Ảnh: TTX

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737.000 ha, với sản lượng 1,264 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2023. Dự báo năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ tăng lên 750 nghìn ha, tương ứng với sản lượng 1,29 triệu tấn, tăng 2% so với 2024. Hai loài tôm chủ lực là tôm sú và tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, với sản lượng mục tiêu lần lượt là 400 nghìn tấn và 700 nghìn tấn.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với 2023. Nhu cầu tăng cao từ các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc, đặc biệt trong dịp lễ hội cuối năm và Tết Nguyên Đán đã thúc đẩy các đơn hàng. Dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3-4,5 tỷ USD, tăng 10-15%, nhờ sự phục hồi của các thị trường chính và sự phát triển của các sản phẩm tôm chế biến giá trị cao.

Tuy cơ hội để gia tăng giá trị sản phẩm ngành tôm rất lớn nhưng ngành tôm Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.

Thứ nhất, chi phí sản xuất cao là rào cản chính. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú, cho biết chi phí sản xuất tôm Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và Indonesia, và gấp đôi Ecuador, khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh. Chi phí thức ăn chiếm 46-47% tổng chi phí trong nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Ngoài ra, giá tôm nguyên liệu liên tục biến động, thậm chí có thời điểm "chạm đáy" trong năm 2024, khiến nhiều nông dân phải treo ao.

Thứ hai, vấn đề môi trường và bệnh tật vẫn nan giải. Nuôi tôm thâm canh gây ô nhiễm nguồn nước, làm suy thoái đất và phá hủy rừng ngập mặn – vốn là lá chắn bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Dịch bệnh trên tôm cũng là mối đe dọa lớn, với các dịch bệnh như hội chứng chết sớm (EMS), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và bệnh phân trắng (WSSV) gây thiệt hại nặng nề.

Thứ ba, yêu cầu từ thị trường quốc tế ngày càng khắt khe. Các thị trường lớn như Mỹ và EU đòi hỏi tôm phải đạt chứng nhận bền vững, không chứa kháng sinh và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho các trang trại nhỏ lẻ, vốn chiếm 80% diện tích nuôi tôm, do thiếu vốn và kỹ thuật để đáp ứng tiêu chuẩn.

Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch- Ảnh 2.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh yếu tố tiên quyết để giữ an toàn và phát triển hiệu quả các vùng nuôi tôm đó là địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tăng diện tích sản xuất, nâng cao chất lượng bằng ứng dụng công nghệ

Để vượt qua thách thức và đạt mục tiêu tăng trưởng, ngành tôm Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp chiến lược. Thứ nhất, chuyển đổi sang mô hình bền vững là ưu tiên hàng đầu.

Theo GS.TS Võ Nam Sơn, Phó Trưởng Khoa Khoa Khoa học và Công nghệ Biển, Đại học Cần Thơ cho biết nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh hiện thải ra 9,3-12,5 kg CO2/kg tôm tươi, gây áp lực lớn lên môi trường. Tuy nhiên, các mô hình bền vững như chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) đã mang lại giá trị gia tăng, với giá bán cao hơn 10-30% so với tôm thông thường. VASEP cũng ghi nhận các doanh nghiệp áp dụng mô hình bền vững đạt tăng trưởng doanh thu 15-20%, cho thấy tiềm năng kinh tế của việc chuyển đổi xanh.

Cụ thể như tập đoàn Minh Phú đã phát triển công nghệ MPBio, giảm 30-50% chi phí sản xuất, 50-70% chi phí điện và 30% chi phí thức ăn, đồng thời sử dụng vi sinh vật để ngăn ngừa bệnh tật. Công nghệ này đã được giới thiệu tại các triển lãm quốc tế năm 2024 và dự kiến mở rộng áp dụng trong năm 2025.

Bên cạnh đó, ngành tôm cũng cần tăng cường liên kết chuỗi giá trị. GS. TS Trần Ngọc Hải chuyên ngành Thủy sản, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ nhấn mạnh việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm chuyên nghiệp, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các trang trại nhỏ cần liên kết với doanh nghiệp và hợp tác xã để đảm bảo đầu ra ổn định, thay vì phụ thuộc vào thị trường tự do.

Thứ ba, chính sách hỗ trợ từ chính phủ là yếu tố then chốt. VASEP đã đề xuất Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản để tận dụng lợi thế xuất khẩu. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm, cấp phép mặt nước để người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng, và đầu tư vào công nghệ giảm phát thải.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh yếu tố tiên quyết để giữ an toàn và phát triển hiệu quả các vùng nuôi tôm đó là: "Các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất… hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản".

Ngành tôm Việt Nam năm 2025 có nhiều triển vọng phát triển, với mục tiêu xuất khẩu 4,3-4,5 tỷ USD, nhưng vẫn đối mặt với thách thức về chi phí, môi trường và tiêu chuẩn quốc tế. Ngành tôm Việt Nam không chỉ cần duy trì vị thế mà còn phải khẳng định thương hiệu "tôm sạch, tôm xanh" trên bản đồ thủy sản toàn cầu.

Đỗ Hương  
Thực phẩm chất lượng cao của châu Âu đẩy mạnh tiếp cận người tiêu dùng Việt

Lên kế hoạch mua 11.640 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2025
Thủy sản xanh hướng đến sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường
Ứng dụng khoa học công nghệ lai tạo giống lúa chất lượng cao
EU kiểm tra một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào tháng 6
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng Việt rộng cửa vào thị trường Trung Quốc
Mở rộng tín chấp - Tiếp sức cho người trồng lúa
Loại quả Việt xuất khẩu tỷ USD, trái cây chủ lực mới
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo
Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'
Thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh thương mại nông sản Việt
Thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh từ nông nghiệp chính xác
Gắn kết doanh nghiệp với nông dân để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo: Hiện thực lộ trình phát triển lúa gạo bền vững và giảm phát thải
Chè Thái Nguyên trên hành trình trở thành nông sản chiến lược xuất khẩu tỷ đô
Cà Mau đẩy mạnh phát triển, hướng tới trung tâm kinh tế biển quốc gia
Giá cà phê giảm nhiệt: Tác động từ tồn kho tăng và áp lực thị trường
Nông dân Hà Tĩnh dùng máy bay không người lái chăm sóc cây trồng
Giá ca cao tăng kỷ lục: Nông dân mừng - doanh nghiệp lo
Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở Đắk Nông
Xem thêm