|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 14/03/2025 16:15

Thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực tại Việt Nam

Hình thức hợp tác công – tư được coi là một trong những phương thức hiệu quả nhất để tổ chức sản xuất theo hướng chuyên nghiệp hóa các ngành hàng nông nghiệp.

Thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực tại Việt Nam- Ảnh 1.

Dự án sản xuất khoai tây bền vững giúp nông dân tăng khoảng 30% hiệu quả sản xuất - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhóm công tác PPP về Rau quả và Ban thư ký Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) là một trong những sáng kiến nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2010.

PSAV được thành lập theo sáng kiến "Tầm nhìn mới cho nông nghiệp" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đặt mục tiêu 20-20-20: tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo và giảm 20% phát thải.

Nhóm PPP về Rau quả, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chủ trì, cùng sự đồng hành của PepsiCo Foods Việt Nam và Syngenta Việt Nam đã triển khai các giải pháp đổi mới sáng tạo cho cây khoai tây, hướng tới tăng năng suất, giảm tác động môi trường và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Dự án sản xuất khoai tây bền vững là sản phẩm nổi bật của nhóm công tác PPP này. Sản phẩm khoai tây của dự án hiện đang là sản phẩm đầu vào cho sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm ăn liền hiện nay.

Dự án khởi đầu từ năm 2019 tại Tây Nguyên với sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp và địa phương đã đạt kết quả ấn tượng. Từ 400 ha ban đầu, đến năm 2024, diện tích đạt gần 1.700 ha, năng suất trung bình 30-34 tấn/ha, vượt xa canh tác truyền thống.

Theo tính toán của ngành Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam chỉ đáp ứng 30-40% nhu cầu khoai tây trong nước, nhập khẩu hơn 134 triệu USD khoai tây tươi năm 2023 từ Úc, Mỹ, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, đứng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, phát triển vùng trồng khoai tây theo mô hình PPP là hướng đi tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thành công này là tiền đề để mở rộng mô hình ra phía Bắc từ vụ Đông Xuân 2024-2025, với 320 ha tại các tỉnh như Thanh Hóa, Hải Dương. Kết quả, năng suất đạt 23-26 tấn/ha, tăng 8 tấn/ha so với trước, chi phí giảm nhờ tiết kiệm nước (3.170 m³/ha), giảm 2 lần phun thuốc/vụ, và tiết kiệm hơn 10 lần lượng nước pha thuốc nhờ drone.

Nhiều hộ nông dân tại miền Bắc đã thấy rõ được hiệu quả của mô hình sau khi tham gia và kỳ vọng vào sự mở rộng của mô hình này. Ông Đoàn Trường Vinh ( huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đang sản xuất 15 ha khoai tây trong dự án chia sẻ: "Dù ban đầu bỡ ngỡ với kỹ thuật mới, nhưng nhờ hướng dẫn và bao tiêu đầu ra, tôi đạt năng suất 25 tấn/ha, lợi nhuận 100 triệu/ha, rất tự tin với mô hình này".

Ông Đỗ Xuân Hiển, chủ nhiệm HTX Lương Tài ( tỉnh Bắc Ninh) đang tham gia mô hình vỡi với 1,5 ha, năm nay năng suất đạt 28 tấn/ha cũng chia sẻ thêm: "Tôi học được cách xử lý đất, bón phân hiện đại, và dùng ứng dụng quản lý nước tưới, tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả cao hơn. Điển hình như vụ vừa qua, so với hình thức tự canh tác hàng năm gia đình tôi thấy tham gia mô hình hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 30%".

Thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực tại Việt Nam- Ảnh 2.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia mong muốn việc ứng dụng công nghệ và sự gắn kết các đối tác trong chuỗi ngành hàng sẽ thành "gói kỹ thuật" cho đổi mới trong nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Chia sẻ giá trị để phát triển bền vững

Hôm nay (14/3), Nhóm công tác PPP về Rau quả và Ban thư ký Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV), thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đồng tổ chức Hội nghị Hiện thực hóa Kế hoạch Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Lương thực Thực phẩm tại Việt Nam (FIH-V) năm 2025.

Tại hội nghị, Ông Nguyễn Việt Hà, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm PepsiCo Việt Nam chia sẻ câu chuyện Dự án sản xuất khoai tây bền vững này đã tồn tại và ngày càng phát triển trong 16 năm qua dựa trên một thực tế là các mắt xích trong chuỗi liên kết đều được hưởng lợi. Đặc biệt người dân và doanh nghiệp đang cùng nhau trên một con thuyền, doanh nghiệp sát nhất với thị trường nên việc "đặt hàng" người nông dân để sản xuất cũng sát thực hơn. Ông Hà nhấn mạnh: "Mô hình không chỉ giúp chủ động nguồn cung cho nhà máy mới tại Hà Nam, mà còn xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại, giảm tác động môi trường, phù hợp chiến lược phát triển xanh."

Từ phía đơn vị trực tiếp xuống đồng chuyển giao công nghệ sản xuất cho người nông dân, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Syngenta Việt Nam, cho biết: "Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và drone giúp giảm phun thuốc, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo hiệu quả cây trồng và môi trường".

Ông Lương Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhìn nhận việc đổi mới sản xuất ở đây nên hiểu rộng hơn là đổi mới về các hợp tác chứ không đơn thuần là cứ phải đưa công nghệ vào. "Rất mong dự án sẽ đến Vĩnh Phúc vì chúng tôi đang cần hình thức hợp tác như vậy để nông dân được làm việc với những nhà khoa học, các nhà sản xuất để nâng cao tính thích ứng với thị trường", ông Long nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhận định: "Mô hình chuỗi giá trị khoai tây bền vững đã thúc đẩy nông nghiệp xanh, đặt nền móng cho Đề án FIH-V. Hệ thống Khuyến nông sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong mở rộng mô hình đổi mới sáng tạo này".

Ông Thanh nhìn nhận, mỗi công nghệ mới có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tổ chức các giải pháp công nghệ, kêu gọi được những đối tác khác nhau thành một "gói kỹ thuật" và chuẩn hóa nó thì trở thành đổi mới sáng tạo theo một hình thức khác. Việc đổi mới sáng tạo này đã tiếp cận với chuỗi giá trị có một thị trường đầy tiềm năng sắp tới và ngành Nông nghiệp và Môi trường sẽ chuẩn hóa thành những bộ tài liệu để phát triển hiệu quả những mô hình đỏi mới sáng tạo như vậy.


Đỗ Hương  
Mở rộng tín chấp - Tiếp sức cho người trồng lúa
Loại quả Việt xuất khẩu tỷ USD, trái cây chủ lực mới
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo
Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'
Thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh thương mại nông sản Việt
Thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh từ nông nghiệp chính xác
Gắn kết doanh nghiệp với nông dân để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo: Hiện thực lộ trình phát triển lúa gạo bền vững và giảm phát thải
Chè Thái Nguyên trên hành trình trở thành nông sản chiến lược xuất khẩu tỷ đô
Cà Mau đẩy mạnh phát triển, hướng tới trung tâm kinh tế biển quốc gia
Giá cà phê giảm nhiệt: Tác động từ tồn kho tăng và áp lực thị trường
Nông dân Hà Tĩnh dùng máy bay không người lái chăm sóc cây trồng
Giá ca cao tăng kỷ lục: Nông dân mừng - doanh nghiệp lo
Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở Đắk Nông
Cơ hội và thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam để thu hút FDI
Thanh Hóa: Bật dậy tiềm năng nông nghiệp bền vững bằng chuyển đổi số
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với hạn hán
Sản phẩm OCOP “vươn tầm”, tăng độ nhận diện kinh tế nông thôn
Tuân thủ các quy định xuất khẩu để giữ vững thị trường
Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp và giải pháp ứng phó với thuế quan Mỹ
Xem thêm