|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 09/05/2025 18:11

Gắn kết doanh nghiệp với nông dân để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững và hành động của 5 nhà: Nhà nước, Nhà băng, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nông, góp phần hoàn thiện cơ chế nhằm thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới.

nong-nghiep-dnktx2-1746770725.jpg
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh và bền vững

Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững” vừa diễn ra với sự phối hợp tổ chức của Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng các cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội, ngân hàng, doanh nghiệp và đại diện nông dân trên cả nước. Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành (ngày 4/5/2025), mở ra nhiều kỳ vọng thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh và bền vững.

Theo ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhấn mạnh: Diễn đàn hướng đến chủ đề “Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững và hành động của 5 nhà: Nhà nước, Nhà băng, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nông”. Đây là dịp để các bên đối thoại, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất những chính sách thiết thực, góp phần hoàn thiện cơ chế nhằm thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới.

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Theo PGS.TS. Luật sư Trần Văn Dũng, Chủ sở hữu Hãng luật Vũ MacKenzie Việt Nam (VMK), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho nhà nông cần đi sâu vào đặc thù từng vùng miền. Các gói vay nên được xây dựng dựa trên phương án sản xuất và hợp đồng bao tiêu thay vì đòi hỏi tài sản thế chấp, qua đó giảm thiểu rủi ro và mở rộng cơ hội tiếp cận vốn.

nong-nghiep-dnktx3-1746770695.jpg
Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp xanh bền vững

Đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ nông nghiệp

PGS.TS. Luật sư Trần Văn Dũng đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ nông nghiệp bền vững để tài trợ cho các dự án nông nghiệp xanh, phát triển giống cây, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu và công nghệ canh tác hiện đại. Bên cạnh đó, tín dụng vi mô thông qua hợp tác giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng địa phương và các nền tảng fintech sẽ là giải pháp hiệu quả cho các hợp tác xã và nông hộ nhỏ.

Ở góc độ thực tiễn, ông Đào Duy Nam, Phó Giám đốc Khu vực Miền Bắc, Ngân hàng Nam Á, chia sẻ ba định hướng lớn mà ngân hàng theo đuổi: phát triển tài chính toàn diện và tín dụng xanh; chuyển đổi số cho nông dân qua hệ sinh thái ngân hàng mở; và kiến tạo chuỗi liên kết giá trị giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng - thị trường. Agribank - ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp - cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội để phổ biến chính sách tín dụng và hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

Một yếu tố không thể tách rời trong nông nghiệp bền vững là “xanh hóa” ngành phân bón. TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhận định, nông nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà cũng là một trong những ngành phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai, đặc biệt từ hoạt động sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và canh tác lúa nước. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiên phong trong giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển phân bón thế hệ mới, ứng dụng công nghệ sinh học và hữu cơ, hướng đến vừa bảo vệ môi trường vừa nâng cao năng suất.

nong-nghiep-dnktx1-1746770716.jpg
TS. Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam.

Điển hình cho chuyển đổi này là Supe Lâm Thao - doanh nghiệp đã thay đổi định vị từ “nhà sản xuất phân bón” thành “người bạn đồng hành của nông nghiệp xanh”. Công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ - vi sinh - sinh học, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kiểm soát khí thải và tái sử dụng chất thải, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Tiến sĩ Mai Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ Xanh kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ và thể chế trong chuyển đổi xanh và số hóa ngành nông lâm nghiệp. Ông đề xuất Tổng hội Nông nghiệp cần nâng cao nhận thức và thực hành chuyển đổi xanh cho các hợp tác xã, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành thiết lập chế tài thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đạt tiêu chuẩn Net Zero, xác nhận tín chỉ carbon, và gắn tem nhãn sinh thái Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, và kết nối thị trường là yếu tố then chốt, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cam kết Net Zero tại COP26 và hội nhập quốc tế từ năm 2028.

Trần Minh  
TP.HCM: Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”
Sản xuất và thương mại nông sản khởi sắc trong 5 tháng đầu năm
Thực phẩm chất lượng cao của châu Âu đẩy mạnh tiếp cận người tiêu dùng Việt

Lên kế hoạch mua 11.640 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2025
Thủy sản xanh hướng đến sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường
Ứng dụng khoa học công nghệ lai tạo giống lúa chất lượng cao
EU kiểm tra một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào tháng 6
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng Việt rộng cửa vào thị trường Trung Quốc
Mở rộng tín chấp - Tiếp sức cho người trồng lúa
Loại quả Việt xuất khẩu tỷ USD, trái cây chủ lực mới
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo
Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'
Thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh thương mại nông sản Việt
Thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh từ nông nghiệp chính xác
Gắn kết doanh nghiệp với nông dân để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo: Hiện thực lộ trình phát triển lúa gạo bền vững và giảm phát thải
Chè Thái Nguyên trên hành trình trở thành nông sản chiến lược xuất khẩu tỷ đô
Cà Mau đẩy mạnh phát triển, hướng tới trung tâm kinh tế biển quốc gia
Giá cà phê giảm nhiệt: Tác động từ tồn kho tăng và áp lực thị trường
Nông dân Hà Tĩnh dùng máy bay không người lái chăm sóc cây trồng
Xem thêm