|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 21/04/2025 17:25

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp và giải pháp ứng phó với thuế quan Mỹ

Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cần tăng cường đối thoại với Mỹ để hai nước cùng giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của nhau hoặc tìm kiếm cơ chế miễn giảm thuế cho một số nông sản chiến lược. Kèm theo đó là các biện pháp nhằm đảm bảo minh bạch xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, cần có ngay biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những mặt hàng quan trọng, chịu tác động lớn khi Mỹ áp dụng thuế suất mới.

Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cần tăng cường đối thoại với Mỹ để hai nước cùng giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của nhau hoặc tìm kiếm cơ chế miễn giảm thuế cho một số nông sản chiến lược. Kèm theo đó là các biện pháp nhằm đảm bảo minh bạch xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, cần có ngay biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những mặt hàng quan trọng, chịu tác động lớn khi Mỹ áp dụng thuế suất mới.

kich-ban-tang-truong-nong-nghiep-3-1745217363.jpg
Cần có ngay biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những mặt hàng quan trọng, chịu tác động lớn khi Mỹ áp dụng thuế suất mới.(Ảnh minh họa)

Hiện nay, Mỹ đang hoãn thực thi việc áp dụng mức thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Mỹ.

Kịch bản 1: Trường hợp thuế suất duy trì 10% trong cả năm 2025, áp dụng đồng đều cho các nước thì xuất khẩu cũng như mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025 của ngành nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không đáng kể.

Kịch bản 2: Trường hợp nếu sau thời gian hoãn áp thuế, hai nước đàm phán thống nhất mức thuế 20% thì theo đánh giá của chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm khoảng 20%. Với mức giảm này, tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản năm 2025 sẽ có thể giảm từ 0,15-2 điểm phần trăm, còn từ 3,8-3,85%.

Kịch bản 3: Trường hợp sau thời gian hoãn thuế, Mỹ vẫn áp mức thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Dự kiến xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2025 sẽ giảm 40%. Với mức giảm này thì tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản năm 2025 sẽ có thể giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm, còn từ 3,6-3,8%.

Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cần tăng cường đối thoại với Mỹ để hai nước cùng giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của nhau hoặc tìm kiếm cơ chế miễn giảm thuế cho một số nông sản chiến lược. Kèm theo đó là các biện pháp nhằm đảm bảo minh bạch xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó cần có ngay biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những mặt hàng quan trọng, chịu tác động lớn khi Mỹ áp dụng thuế suất mới.

Các biện pháp hỗ trợ có thể giới hạn trong thời gian ngắn nhưng phải nhanh và đủ mạnh để giúp cho doanh nghiệp, người dân có thể điều chỉnh, thích nghi với tình hình mới.

kich-ban-tang-truong-nong-nghiep-1-1745217404.jpg
Chế biến mặt hàng tôm đông lạnh phục vụ xuất khẩu tại Công ty Minh Phú, phường 8, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) (Ảnh TTXVN)

Một số hỗ trợ có thể thực hiện ngay như giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và hỗ trợ lãi suất tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng.

Cùng với đó là tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành, chủ yếu thông qua nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho nông lâm thủy sản Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; giám sát, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường Mỹ.

Một số giải pháp khác cần thực hiện nữa là đa dạng hóa thị trường, bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, ASEAN, Mỹ, EU; cần mở rộng, khai thác sâu các thị trường tiềm năng thuộc nhóm BRIC (trong đó có Brazil, Nga, Ấn Độ), thị trường Mỹ La tinh, thị trường một số quốc gia lớn của châu Phi, mở ra một số thị trường mới, ví dụ như các nước tiêu dùng thực phẩm Halal.

Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, toàn ngành nông lâm thủy sản phấn đấu đạt tốc độ giá trị gia tăng cả năm từ 4-4,2%; trong đó, nông nghiệp 3,85%, lâm nghiệp 5,47% và thủy sản 4,35%. Ngành phân bổ tăng trưởng giá trị gia tăng quý 1/2025 toàn ngành tăng trưởng 3,7%.

Thực tế, quý 1/2025, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đây cũng là mức tăng cao nhất trong quý 1 của 4 năm gần đây. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý 1/2025 của cả nước là 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.

kich-ban-tang-truong-nong-nghiep-2-1745217338.jpg
Với chính sách thuế đối ứng của Mỹ, Việt Nam sẽ nhận được một số cơ hội như mở rộng xuất khẩu sang Mỹ hay các nền kinh tế khác khi họ tìm nguồn thay thế; đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa)

Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, kết quả tăng trưởng toàn ngành đạt mục tiêu đề ra trong quý 1 là do thời tiết thuận lợi cùng với việc áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật giúp sản lượng cây lâu năm đạt khá; chăn nuôi phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát.

Sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng rừng mới, sản lượng gỗ khai thác tăng cao. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng do đẩy mạnh nuôi siêu thâm canh, tăng cường ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng ngành là xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp nhiều thách thức.

Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như gạo giảm 19,7% do giá xuất khẩu bình quân giảm 20,1%; rau quả giảm 11,3% do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 38,9%.

Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất./.

Cơ hội đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia phân tích: Với chính sách thuế đối ứng của Mỹ, Việt Nam sẽ nhận được một số cơ hội như mở rộng xuất khẩu sang Mỹ hay các nền kinh tế khác khi họ tìm nguồn thay thế; đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp cũng sẽ phải đa dạng hóa, tăng nội lực và đáp ứng các tiêu chuẩn mới giúp tăng sức chống chịu, tự cường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức lớn như: Xuất khẩu có thể giảm do nhu cầu yếu đi; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể cả từ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng vì tâm lý nhà đầu tư, rủi ro chính sách toàn cầu và chính sách khuyến khích sản xuất tại Mỹ; xu hướng tăng bảo hộ thương mại, kiểm soát xuất khẩu và điều tra; rủi ro bị áp thuế đối ứng và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.

Đặc biệt là việc cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam do thừa nguồn cung; chi phí logistics, rủi ro lãi suất tỷ giá tăng…

Giải pháp quan trọng hiện nay là các chủ ngành hàng cần phải liên kết lại để đàm phán với hãng tàu, nhằm có chính sách hợp lý.

Theo ông Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp nên tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí và tín dụng để tối ưu chi phí, đồng thời nắm bắt xu hướng chuyển đổi kép (xanh hóa và số hóa) nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các yêu cầu ESG.

Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ và nguồn vốn để thích ứng với chuyển đổi xanh và mô hình kinh doanh tuần hoàn.

Đồng thời, cần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, từ công nghệ, nhân lực đến quản trị rủi ro và minh bạch xuất xứ hàng hóa; tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới.

PV (Tổng hợp)  
Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp và giải pháp ứng phó với thuế quan Mỹ
Xuất khẩu nông sản tăng tốc trong 'khoảng lặng' thuế quan, tìm giải pháp 'xoay trục' thị trường
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, kỳ vọng sự bứt phá của sầu riêng
Một số điểm sáng chiến lược về chuyển đổi xanh trong nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam ký thêm 4 nghị định thư về xuất khẩu nông sản với Trung Quốc
Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Nông dân Đắk Lắk từng bước chuyển sang canh tác cà phê thông minh
Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua
Doanh nghiệp cần quan tâm duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines
Vượt qua 'trái cây vua' xuất khẩu chuối bứt tốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm
Hợp tác xã cần nhanh chóng chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả
Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
Giá tăng cao nhưng Đắk Lắk đối diện với thiếu hụt nguồn cung cà phê và hồ tiêu
Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Xem thêm