|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 24/04/2025 17:01

Nâng cao hiệu quả tín dụng xây dựng nông thôn mới ở Ngân hàng Khu vực 15

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới trên địa bàn ngân hàng khu vực 15, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương t

giao-dich-khach-hang..jpg

Theo đó, ngành Ngân hàng Khu vực 15 tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (dư nợ tín dụng trên địa bàn xã) trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 15 cho thấy, dư nợ cho vay trên địa bàn xã tại các địa phương (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau) đến cuối quý I/2025 đạt 163.648 tỷ đồng với 831.189 khách hàng còn dư nợ tín dụng. Vốn tín dụng ngân hàng tại khu vực 15 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến xuất khẩu.

Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực thu hút mạnh nhất nguồn vốn vay ngân hàng trên địa bàn khu vực 15 đạt 269.980 tỷ đồng, tăng 1.798 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,67% so cuối năm 2024, chiếm 59,8% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Các lĩnh vực khác, như: lúa, gạo dư nợ đạt 38.717 tỷ đồng, giảm 4.647 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,5% tổng dư nợ địa bàn. Lĩnh vực thủy sản dư nợ đạt 79.723 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,47% so cuối năm 2024, chiếm khoảng 18% tổng dư nợ địa bàn, trong đó: dư nợ cho vay ngành cá tra đạt 12.508 tỷ đồng, dư nợ cho vay ngành tôm đạt 23.830 tỷ đồng, tăng 223 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,94% so cuối năm 2024. Ngành rau củ dư nợ cho vay đạt 5.461 tỷ đồng.

Về triển khai chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực15 tiếp tục phối hợp các cấp, các ngành tham mưu cho chính quyền địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện các chính sách tín dụng trên địa bàn, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai kịp thời chính sách đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn (bao gồm các HTX); tận dụng quy chế phối hợp với sở, ngành, hội, hiệp hội thông tin đến hội viên các cơ chế, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng ưu đãi của các tổ chức tín dụng; kịp thời nắm bắt, giải quyết nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của từng tổ chức, cá nhân đến cuối quý I/2025, dư nợ cho vay đạt 36.39 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các HTX thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, các tổ chức tín dụng cho vay đối với xã viên để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của HTX.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.

Theo Dự thảo, sửa đổi khoản 2 Điều 9 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 116/2018/NĐ-CP) như sau: 2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau: a) Tối đa 300 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; b) Tối đa 500 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh; c) Tối đa 3 tỷ đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại...

Về phía ngân hàng, đại diện một số chi nhánh ngân hàng thương mại tại khu vực 15 cho rằng, hiện nay các ngân hàng đang khá chú trọng cho vay vào các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, trong đó có nhiều gói tín dụng chấp nhận tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá ngoài bất động sản. Nếu quy định cho phép các ngân hàng thương mại tăng mức cho vay tín chấp sẽ giúp nhiều HTX, hộ kinh doanh, nhất là các chủ thể thực hiện những mô hình OCOP (mô hình mỗi xã một sản phẩm) hoặc các HTX đang tham gia các chương trình, đề án lớn của Chính phủ (như Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao; Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông sản trọng điểm…) tiếp cận được nguồn vốn lớn, để triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh và đáp ứng đơn hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, khó khăn của các ngân hàng là cơ chế để xử lý nợ đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm theo Nghị định 55 chưa được cụ thể hóa. Vì vậy, nếu Nghị định mới sắp ban hành cập nhật và luật hóa thêm được những cơ chế này thì khả năng tăng trưởng thêm các khoản vay tín chấp đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là khá lớn.

ThS. Trần Phan Bửu Tùng - ThS. Trần Trọng Triết  
Dự án kho dữ liệu tài khoản nghi ngờ: BIDV mở màn, kế đến là Vietcombank, MB, Vietinbank, Agribank nhập cuộc
Tỷ giá giảm nhẹ
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025: Kiến tạo hệ sinh thái tài chính thông minh, nhân văn và toàn diện
Tỷ giá trung tâm tăng nhẹ: ngân hàng thương mại đồng loạt giảm giá USD, diễn biến trái chiều giữa các ngoại tệ
BIDV khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển ngân hàng số
Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp tại ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ
VietinBank nhận giải thưởng quốc tế dành cho ngân hàng doanh nghiệp
Vietcombank ký kết hợp tác với IDICO, đồng hành cùng DN chuyển đổi bền vững
Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Giám đốc Nhóm nước số 7 tại AIIB
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Từ định hướng chiến lược dài hạn đến đổi mới sáng tạo trong nội tại tổ chức
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất, thị trường ngoại hối trong nước điều chỉnh giảm
Thị trường ngoại tệ chịu áp lực từ căng thẳng thương mại Mỹ – EU

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, hiện đại hóa sản xuất tại An Giang
Chuyển đổi số ngân hàng 2025: Kết nối dữ liệu, an toàn giao dịch
Agribank mở rộng phạm vi và nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
VPBank phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, lãi suất 5,2%/năm
Ông Nguyễn Thanh Nhung làm quyền Tổng giám đốc Sacombank
WB: Duy trì cải cách, đột phá cần thiết để Việt Nam bứt tốc bền vững
Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm
Xem thêm