|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 06/04/2025 08:47

Ngân hàng TMCP Quân Đội thiết kế sản phẩm riêng, hỗ trợ ngành gạo ĐBSCL

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) là một trong những ngân hàng tiên phong đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa, đồng thời các ngân hàng khác cũng đang tích cực rót vốn để hỗ trợ ngành lúa gạo ĐBSCL phát triển.

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, đóng vai trò trụ cột của kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các ngân hàng thương mại đang tích cực vào cuộc để hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Cần Thơ là một trong những đơn vị tiên phong, không chỉ tham gia tài trợ tín dụng mà còn thiết kế các sản phẩm riêng biệt cho chuỗi cung ứng lúa gạo.

Đặc biệt, MB đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải – một chương trình mang tính chiến lược của Chính phủ. Với sự quan tâm lớn từ ngành ngân hàng, tín dụng nông nghiệp tại ĐBSCL đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Cần Thơ - Ảnh: VNĐT.

Ngày 4/4/2025, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu Tư phối hợp tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, ông Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Cần Thơ, chia sẻ: “MB tự hào được Hội đồng Quản trị quan tâm đặc biệt đến kinh tế địa phương. Tại miền Tây, chúng tôi thiết kế sản phẩm riêng cho ngành gạo, tài trợ đa dạng đối tượng từ doanh nghiệp, thương lái đến nông dân”.

Điểm nổi bật trong chính sách tín dụng của MB là việc chấp nhận thế chấp toàn bộ chuỗi cung ứng lúa gạo, bao gồm hàng hóa tồn kho, khoản phải thu, phương tiện vận chuyển (ghe, sà lan) và cả bất động sản. “Chúng tôi định giá tài sản thế chấp theo thị trường, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tiếp cận vốn”, ông Sang nhấn mạnh.

Đặc biệt, MB là một trong những ngân hàng tiên phong đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải của Chính phủ. Ngân hàng dành riêng gói tín dụng với lãi suất ưu đãi giảm 1-1,5%/năm cho các hộ dân, hợp tác xã tham gia đề án.

Dư nợ tín dụng nông nghiệp ĐBSCL vượt 202.000 tỷ đồng

Theo ông Trần Quốc Hà, Quyền Giám đốc NHNN khu vực 14, lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn nhận được sự ưu tiên của hệ thống ngân hàng. Tính đến nay, dư nợ tín dụng toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó riêng nông nghiệp chiếm 202.000 tỷ đồng. Ngành hàng lúa gạo dẫn đầu với 121.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ.

“90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước đến từ ĐBSCL. Đây là lý do chúng tôi tập trung nguồn lực để phát triển bền vững ngành hàng này”, ông Hà khẳng định.

Để giảm bớt rào cản tiếp cận vốn, NHNN đã áp dụng linh hoạt Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP, cho phép người dân vay vốn không cần tài sản thế chấp truyền thống. Thay vào đó, chỉ cần xác nhận của UBND cấp xã về tài sản sản xuất nông nghiệp hoặc phương án kinh doanh khả thi.

- Hộ cá nhân được vay tín chấp tối đa 100 triệu đồng.

- Hợp tác xã có thể vay đến 3 tỷ đồng nếu chứng minh hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, Quyết định 1490/QĐ-TTg về đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cũng mở ra cơ hội lớn. Tuy nhiên, theo ông Hà, cần sớm hoàn thiện cơ chế định mức, xây dựng liên kết chuỗi để nông dân tận dụng tối đa chính sách.

Hoàng Anh  
Ngân hàng TMCP Quân Đội thiết kế sản phẩm riêng, hỗ trợ ngành gạo ĐBSCL
Ngành Ngân hàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 'bà đỡ' cho Đề án 1 triệu ha lúa ĐBSCL
Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Agribank
Nỗ lực cung ứng vốn của ngành Ngân hàng được doanh nghiệp Khu vực 12 ghi nhận
Nguồn vốn tín dụng góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao
Thêm 3 ngân hàng giảm lãi suất huy động trong những ngày cuối tháng 3
NCB tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng trong 2025
Đảng bộ Agribank: Triển khai thành công Đại hội điểm, hướng tới nhiệm kỳ 2025-2030
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ các thực thể tham gia “được làm gì và không được làm gì”
Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Hiệp hội Ngân hàng đồng hành, tạo niềm tin cho cơ quan quản lý trong xây dựng và triển khai chính sách
Vietcombank tăng tín dụng ưu đãi cho nông lâm, thủy sản lên 15 nghìn tỷ đồng
VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2025 tăng 22%
Chủ tịch Phạm Toàn Vượng: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ động thích ứng, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động
Ngân hàng Nhà nước làm việc với hệ thống Ngân hàng Nhà nước Khu vực 3
Thêm ngân hàng gia nhập 'làn sóng' giảm lãi suất huy động, mức giảm cao nhất lên tới 1,05%
Ngân hàng 'chạy đua' tăng vốn điều lệ
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL
VDB phải chủ động đổi mới tư duy, nỗ lực sáng tạo để phát triển bền vững
Xem thêm