|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 02/05/2025 07:47

Ngành hàng tiêu dùng nhanh bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh

Trước yêu cầu về chuyển đổi xanh, cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường, ngành tiêu dùng nhanh đang từng bước thay đổi để bắt nhịp với xu thế.

Một thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho thấy, mỗi năm có hơn 9 triệu tấn nhựa được sản xuất ra, trong đó phần lớn sẽ bị thải ra môi trường mà không được dùng để tái chế. Theo dự báo, số lượng nhựa Việt Nam sản xuất ra vào năm 2025 có thể lên tới 11 triệu tấn. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là lĩnh vực có lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn.

Trong khi đó, một khảo sát của tập đoàn Kantar về xu hướng mua sắm trên toàn cầu cho thấy, với mỗi 5 USD được chi cho ngành hàng FMCG thì đã có 1 USD tới từ những khách hàng ưa chuộng sản phẩm bảo vệ môi trường.

Người tiêu dùng đang dần ưa chuộng các sản phẩm tiêu dùng xanh. (Ảnh minh họa)

Trước nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng như những yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi xanh, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh đã dần thay đổi để phù hợp với xu hướng. Với tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và môi trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang dần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Đại diện của tập đoàn Unilever cho biết, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề môi trường khi lựa chọn mua hàng. Tiêu chí ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) đang là yếu tố được khách hàng đặc biệt chú trọng.

Còn theo chia sẻ của đại diện Công ty FrieslandCampina Việt Nam, tiêu dùng bền vững đang là xu thế chung của thị trường. Để có thể xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường. Nếu không chủ động chuyển đổi xanh, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó bắt kịp với sự thay đổi liên tục của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiêu dùng bền vững đang là xu thế của thị trường. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, nhiều “ông lớn” ngành FMCG đã mạnh dạn chuyển đổi xanh. FrieslandCampina Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong việc “xanh hóa” mô hình hoạt động. Công ty đã đầu tư dài hạn vào sử dụng sinh khối và năng lượng mặt trời. Ngoài ra, công ty cũng đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững chuỗi giá trị nông nghiệp. Các nỗ lực của công ty bước đầu mang lại những kết quả khả quan ở quá trình giảm phát thải trong quy trình sản xuất.

Không nằm ngoài xu hướng, nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ cũng đang triển khai nhiều dự án nhằm đẩy mạnh hành vi tiêu dùng xanh. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), các chiến dịch và chương trình truyền thông để lan tỏa những hành động vì môi trường đang đem lại nhiều tín hiệu tích cực.

Chương trình "Ngày không túi nilon" được diễn ra vào thứ Năm hàng tuần tại Saigon Co.op. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Từ năm 2019, Saigon Co.op đã phát động “Ngày không túi nilon” vào thứ Năm hàng tuần, khuyến khích khách hàng tự chuẩn bị túi đựng và thay túi nilon thành những loại túi thân thiện với môi trường. Nhiều khách hàng đã bày tỏ sự hài lòng và ủng hộ đối với những chiến dịch xanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề cơ chế hỗ trợ và nguồn lực.

Để chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp phải đầu tư mức chi phí lớn cho việc chuyển đổi công nghệ cao, cũng như tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, kể cả khi doanh nghiệp FMCG chịu đầu tư chuyển đổi xanh thì các cơ chế chính sách hỗ trợ còn thiếu đồng bộ, vì thế mà các sản phẩm sẽ khó cạnh tranh với hàng hóa cùng loại.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy ngành FMCG phát triển bền vững theo hướng “xanh” hóa, các doanh nghiệp mong muốn có thêm những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực FMCG là một quá trình toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, khách hàng và các bên liên quan. Khi thực hiện thành công, đây sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế bền vững và lâu dài cho ngành công nghiệp này./.

P.V  
Giá vàng biến động mạnh sau tin thanh tra loạt thương hiệu lớn
Diễn biến giằng co trong nước – thế giới, giá quốc tế tăng mạnh, thị trường nội địa gồng mình bình ổn.
Khu nghỉ dưỡng Four Seasons The Nam Hải được tạp chí Travel + Leisure vinh danh
Giá vàng biến động mạnh, thị trường đón tín hiệu kép từ trong nước và quốc tế
Giá vàng SJC lùi về mốc 119 triệu đồng – Áp lực quốc tế đè nặng thị trường trong nước
Giá vàng ra sao sau chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng?
Xây dựng VNPT thành tập đoàn công nghệ hàng đầu, đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia
Khoảng 1% doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam xuất hàng sang châu Âu chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt
Giá vàng giảm mạnh
Ngành bia đẩy mạnh đầu tư xanh tại Việt Nam
Giá vàng vượt mốc 121 triệu/lượng
Giá vàng thế giới điều chỉnh nhẹ, vàng trong nước 'án binh bất động'
Vàng trong nước tăng nhẹ trở lại sau cú 'lao dốc', chênh lệch giá tiếp tục giữ mức cao kỷ lục
Căng thẳng thương mại hạ nhiệt, vàng quay đầu giảm sốc
“Xanh hoá” ngành Logistics: VILOG 2025 - Tạo sức bật lớn cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Giá vàng đảo chiều lấy lại mốc 120 triệu đồnglượng
Giá vàng trong nước giảm mạnh theo đà thế giới, mất mốc 120 triệu đồng/lượng
Ngành bán lẻ Việt Nam 2025: Hồi phục và củng cố vị thế
Thị trường giao dịch hàng hoá tiếp tục sôi động sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Giá vàng trong nước tăng, vàng thế giới giảm mạnh
Xem thêm