|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 11/01/2025 17:06

UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025.

Nhận định trên vừa được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng UOB về Triển vọng kinh tế Việt Nam 2025.

Báo cáo đánh giá, Việt Nam đã kết thúc năm 2024 rất thành công, với tăng trưởng GDP thực tế tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước trong quý IV/2024, từ mức 7,43% đã điều chỉnh trong quý III/2024. Con số này cao hơn nhiều so với mức dự báo chung của thị trường là 6,7% và dự báo của UOB là 5,2%. Động lực tăng trưởng được khẳng định rõ khi GDP toàn phần của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp kể từ lần phục hồi vào quý III/2022 từ vùng đáy của giai đoạn hậu COVID.

Với hiệu suất mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong 3 quý vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 7,09% vào năm 2024 từ mức 5,1% vào năm 2023, vượt xa mức dự báo chung của thị trường là 6,7% và mục tiêu chính thức là 6,5%. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ khi phục hồi sau COVID vào năm 2022 (8,1%).

gdp.jpg

Động lực tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2025

Quốc hội đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7,0% cho năm 2025, trong khi gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kêu gọi đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% với sự hỗ trợ từ việc giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút thêm đầu tư. "Dựa trên cách tiếp cận tập trung vào kỷ luật tài chính và cách đầu tư công đã được giải ngân cho đến nay, mục tiêu 8% có vẻ khá tham vọng nhưng vẫn có những dư địa để đạt được", báo cáo viết.

Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024, kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ chính quyền mới của Mỹ, UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7,0% (trước đó: 6,6%). Đồng thời kỳ vọng về những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng chung, đặc biệt là trong nửa đầu năm.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn về triển vọng thương mại sẽ là rủi ro lớn đối với Việt Nam trong nửa cuối năm, với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào xuất khẩu, đã tăng lên mức cao kỷ lục là hơn 400 tỷ đô la vào năm 2024, gần bằng quy mô GDP danh nghĩa của Việt Nam là 450 tỷ đô la. Ở góc nhìn tích cực hơn, UOB kỳ vọng chính phủ Mỹ sẽ áp dụng chính sách thuế quan bổ sung theo cách có tính toán và linh hoạt hơn.

Lãi suất chính sách tiếp tục được kỳ vọng giữ ổn định

Với lạm phát chung và lạm phát cơ bản vẫn ở mức dưới mục tiêu chính thức là 4,5% trong năm 2024, đặc biệt là vào cuối năm, điều này đã mở ra khả năng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nới lỏng lập trường chính sách của mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia UOB cho rằng, tỷ giá hiện là một vấn đề cần cân nhắc khác đối với NHNN và nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách để chống lại áp lực mất giá đối với đồng nội tệ.

Với sự không chắc chắn trong tương lai về chu kỳ điều chỉnh lãi suất chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và căng thẳng địa chính trị/thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, UOB kỳ vọng: "NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách trong thời điểm hiện tại, với lãi suất tái cấp vốn được giữ ở mức 4,50%".

Về tỷ giá. UOB cho rằng, VND đã suy yếu so với đô la Mỹ, cùng với các loại tiền tệ châu Á khác, kể từ cuối quý III/2024, trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra căng thẳng. Thật vậy, VND đã kết thúc năm 2024 ở mức thấp kỷ lục là 25.485/USD, giảm 5% trong cả năm và là mức giảm năm thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia UOB cho rằng, đồng VND vẫn dễ bị tổn thương trước các yếu tố bên ngoài như chính sách lãi suất của FED.

Thị trường đã điều chỉnh lại dự báo với ít đợt cắt giảm lãi suất của FED hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0, có nghĩa là sức mạnh của đồng USD sẽ tiếp tục được hỗ trợ. VND có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và xu hướng của đồng Nhân dân tệ (CNY). "Với những bất lợi bên ngoài khó có thể biến mất trong thời gian ngắn, VND có khă năng sẽ tiếp tục giảm so với USD", các chuyên gia UOB dự báo.

Đoàn Hằng  
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Xem thêm