|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 16/04/2025 16:45

Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam

So với tháng trước, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 3 tăng tới 54,81%, về giá trị tăng 48,1%. Năm thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam bao gồm: Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia và Ghana.

gao.jpg

Xuất khẩu gạo: ảnh minh họa

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,309 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 5,8%, tuy nhiên giá trị lại giảm 15,53%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá gạo ở thời điểm đầu năm ở mức thấp, ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu dù sản lượng không giảm.

Philippines tiếp tục dẫn đầu, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập gạo Việt

Trong tháng 3 vừa qua, năm thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam bao gồm: Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia và Ghana.

Philippines vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với sản lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 3/2025, đạt 438,805 ngàn tấn, tương đương 204,51 triệu USD. Trong đó, gạo DT8 chiếm 282,2 ngàn tấn và OM5451 chiếm 108,6 ngàn tấn. Tính hết 3 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu sang Philippines đạt 985,941 ngàn tấn, trị giá 488,76 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất giảm nhẹ 2,51% và trị giá giảm tới 24,68%.

Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường vốn nhập khẩu gạo Việt Nam không đáng kể trong năm 2024 - đã bất ngờ tăng tốc mua hàng từ đầu năm 2025 và trong tháng 3 đã vươn lên vị trí thứ hai. Tổng khối lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong tháng 3 đạt 159,021 ngàn tấn, tương đương 79,8 triệu USD. Trong đó, gạo nếp là mặt hàng chủ lực với 46,2 ngàn tấn, kế đến là gạo 5% tấm với 45,2 ngàn tấn. Tính lũy kế quý I, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 232,136 ngàn tấn, trị giá 115,68 triệu USD.

Các thị trường lớn khác như Bờ Biển Ngà, Malaysia và Ghana cũng duy trì mức nhập khẩu ổn định. Cụ thể, Bờ Biển Ngà đạt 80,3 ngàn tấn trong tháng 3, cộng dồn 3 tháng đạt 293,296 ngàn tấn với giá trị 143,49 triệu USD. Malaysia nhập gần 70 ngàn tấn trong tháng 3, cộng dồn đạt 96,099 ngàn tấn, tương đương 52,78 triệu USD. Ghana đạt 62,3 ngàn tấn trong tháng 3, cộng dồn quý I đạt 175,052 ngàn tấn, trị giá 106,13 triệu USD.

Giá nếp tăng mạnh, Trung Quốc ngừng mua

Giá nếp trên thị trường trong nước hiện dao động quanh mức 580 – 590 USD/tấn, cao hơn nhiều so với đầu quý I. Tuy nhiên, mức giá cao khiến thị trường Trung Quốc - vốn từng mua mạnh trong tháng 2 và 3 - đã dừng nhập khẩu từ cuối tháng 3.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết: “Trung Quốc từng mua mạnh trong tháng 3 khi giá còn thấp, dao động từ 568 – 571 USD/tấn. Tuy nhiên khi giá tăng lên mức 585 – 590 USD, họ lập tức dừng mua. Các hợp đồng giao hàng trong tháng 4 chủ yếu là từ đơn hàng đã ký trong tháng 2 và tháng 3.”

Hiện tại, giá nếp tại Việt Nam đang cao và nguồn cung khan hiếm do vụ Đông Xuân đã kết thúc, lượng nếp còn lại chủ yếu nằm trong kho của các nhà máy xay xát và doanh nghiệp cung ứng. Nông dân không còn nhiều lúa nếp để bán ra thị trường.

Trong bối cảnh giá gạo cũng đang lên cao, phần lớn thương nhân Trung Quốc dừng mua, chỉ còn các đối tác từ Philippines và châu Phi tiếp tục đàm phán mua gạo từ Việt Nam. Tuy nhiên, mức giá cũng được điều chỉnh phù hợp với từng thị trường:

Philippines mua với giá thấp hơn, khoảng 540 USD/tấn do yêu cầu giá mềm hơn để phục vụ tiêu dùng trong nước. Đối với thị trường châu Phi, do đòi hỏi chất lượng cao hơn nên họ chấp nhận mức giá 550 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh nhưng nguồn cung khan hiếm khiến hoạt động mua bán trở nên chậm lại.

Giá gạo tăng, căng thẳng trong khâu logistics

Giá gạo tại thị trường nội địa hiện dao động từ 13.000 – 13.200 đồng/kg, tương đương khoảng 550 USD/tấn. So với thời điểm giá xuống thấp nhất khoảng 11.200 đồng/kg, nhiều doanh nghiệp trữ hàng từ trước hiện đang thu lợi lớn. Điều này dẫn đến xuất hiện tình trạng “bẻ kèo”.

“Có những công ty đã ký hợp đồng với giá chỉ 480 – 500 USD/tấn, nay giá lên 550 USD, họ không muốn giao nữa mà tìm cách thương lượng lại hoặc trì hoãn. Với khách hàng lâu năm như Trung Quốc, có thể thương lượng bù giá khoảng 20 – 30 USD/tấn, nhưng với các đối tác châu Phi thì rất khó,” ông Đôn chia sẻ.

Bên cạnh đó, do lượng hàng xuất khẩu tăng đột biến trong tháng 3, nhiều doanh nghiệp phải tổ chức giao hàng liên tục để kịp tiến độ. Điều này dẫn đến tình trạng căng thẳng trong vận chuyển nội địa, đặc biệt là hệ thống xà lan đẩy cước vận chuyển tăng.

“Nhiều chủ xà lan đòi tăng giá, nếu không chấp nhận thì họ từ chối vận chuyển. Có những đơn vị sẵn sàng chuyển sang chở cho đơn hàng khác có giá cước cao hơn,” một doanh nghiệp ở miền Tây cho biết.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn có đội xà lan riêng như Công ty Việt Hưng vẫn giữ được tiến độ giao hàng nhờ chủ động trong vận chuyển.

Nhìn chung, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 3 đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đưa kim ngạch tăng vọt và mở ra kỳ vọng mới cho thị trường trong năm 2025. Tuy nhiên, giá tăng cao, nguồn cung hạn chế và căng thẳng trong khâu logistics đang là những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong ngắn hạn, xuất khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào khả năng cân đối giá và duy trì ổn định nguồn cung sau vụ Đông Xuân.

Nguyễn Huyền  
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Kết nối tại Hội thảo lúa gạo 2025: “Mong muốn sắp tới được tư vấn, tiếp cận vay vốn tại Agribank để phát triển HTX”
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2025
Xem thêm