|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 24/04/2025 08:59

BAF Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng gấp 2 lần, chuyển trọng tâm vào chăn nuôi

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tổ chức ngày 23/4 tại TP.HCM, lãnh đạo CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) đã trả lời nhiều câu hỏi của cổ đông, trong đó tiết lộ cơ sở để đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay tăng gấp 2 lần năm trước.

Tập trung tổng lực mở rộng quy mô, tăng năng suất

Chia sẻ tại đại hội về ngành chăn nuôi, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BAF cho rằng, ngành chăn nuôi trong nước gặp vấn đề phức tạp, lớn nhất là dịch tả heo châu Phi (ASF). Nguồn cung heo thị trường giảm, giá heo hơi theo đó tăng do cung không đủ cầu.

Trong bối cảnh dịch bệnh cùng Luật Chăn nuôi có hiệu lực vào đầu năm 2025, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều thách thức. Điều này dẫn tới tỷ trọng chăn nuôi heo nhỏ lẻ chỉ còn khoảng 50%, trong khi con số trước thời điểm bùng phát dịch ASF lên tới 70% - lãnh đạo BAF dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp Môi trường. Theo đó, Chủ tịch BAF cho biết, công ty đặt mục tiêu đạt 10 triệu heo, theo hướng lấy đi phần giảm từ nhóm chăn nuôi nhỏ lẻ.

“Phải lấy thật nhanh vì nếu không nhanh thì bên khác sẽ lấy mất. Đến 2030, dự báo tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ còn khoảng 30%, nghĩa là giảm đi khoảng 20 triệu con. BAF đặt mục tiêu lấy 10 triệu con. Công ty sẽ tập trung tổng lực mở rộng quy mô, tăng năng suất”, ông Trương Sỹ Bá chia sẻ.

Song song đó, công ty chú trọng vấn đề đảm bảo an toàn dịch bệnh, quản trị vấn đề ô nhiễm môi trường. Bởi, lãnh đạo BAF nhìn nhận công ty nào có tỷ lệ heo nhiễm bệnh thấp hơn sẽ chiến thắng.

Ông Bá cũng thông tin giá thành sản xuất heo hơi hiện quanh 45.000 đồng/kg. Một con heo đem về lợi nhuận vào khoảng 1,5 triệu đồng, là mức rất tốt và dự báo biên lợi nhuận năm 2025 vẫn tốt.

BAF Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng gấp 2 lần, chuyển trọng tâm vào chăn nuôi - 1
Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết công ty dồn lực nâng quy mô

Trả lời câu hỏi của cổ đông, Chủ tịch BAF cho biết, bên cạnh mục tiêu đạt 10 triệu heo đến 2030, công ty cũng định hướng xây dựng 5 trung tâm chế biến, giết mổ với công suất khoảng 1 triệu tấn/năm. Cùng với đó là chế biến sâu, như giò chả, xúc xích… Cơ sở đầu tiên dự kiến triển khai xây dựng vào tháng 6 tới, khoảng 1 năm sau sẽ có nhà máy.

Chủ tịch HĐQT Trương Sỹ Bá nêu, theo tính toán, trong mục tiêu 10 triệu con heo đến năm 2030, BAF chỉ vay để đầu tư mở rộng đến hết 2026. Từ năm 2027, công ty sẽ chỉ dùng vốn từ nguồn lợi nhuận để tái đầu tư, song song trả dần các khoản vay. Công ty kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trả dần được tổng nợ vay 30.000 tỷ đồng.

Với tốc độ nâng quy mô của công ty, ông Bá bày tỏ trăn trở với cổ đông về vấn đề chưa thực hiện chia cổ tức.

“Dòng vốn đầu tư thực sự lớn, mong cổ đông thông cảm, ít nhất đến hết 2026. Chúng tôi cam kết đến 2027, khi quy mô trở nên lớn hơn, nguồn lực lớn hơn, chúng tôi sẽ tiến hành chia cổ tức”, Chủ tịch HĐQT BAF chia sẻ.

Để tăng nhận diện thương hiệu, công ty dự định xây dựng cộng đồng thông thái, đi cùng loạt thông điệp truyền thông... Thời gian tới, BAF cũng sẽ hướng đến tư vấn sức khoẻ, dinh dưỡng. Sắp tới công ty sẽ tổ chức các buổi hội thảo, tham quan để số đông hiểu rõ hơn về BAF.

Về tác động từ chính sách thuế của Mỹ, ông Trương Sỹ Bá cho biết, dù áp thuế thì cũng không ảnh hưởng gì. Vị này chia sẻ, thức ăn chăn nuôi được BAF nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Nam Mỹ, Biển Đen. Nếu Mỹ áp thuế mạnh thì Trung Quốc vốn là nước nhập khẩu mạnh các mặt hàng này sẽ không nhập hàng Mỹ. Từ đó, giá nông sản Mỹ sẽ giảm giá sâu, theo đó ngành chăn nuôi hưởng lợi.

Tại Việt Nam, thói quen tiêu thụ vẫn là thịt tươi, đa số người dân ít ăn thịt lạnh. Do đó, phân khúc này không ảnh hưởng đáng kể với BAF.

Quý I ước đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng

Năm 2025, BAF đặt mục tiêu doanh thu hơn 5.600 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước, trong đó chủ yếu thu từ hoạt động chăn nuôi với mục tiêu gần 5.460 tỷ đồng.

Dự kiến lợi nhuận trước và sau thuế năm nay lần lượt là 774 tỷ đồng và 638 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm trước. Trước đó, năm 2024 công ty ghi nhận lãi lớn 319 tỷ, gấp 10 lần so với cùng kỳ, là mức cao thứ 2 lịch sử hoạt động doanh nghiệp chỉ sau năm 2021.

Đề cập cơ sở đặt kế hoạch này, Tổng Giám đốc Bùi Hương Giang cho biết, trong cơ cấu doanh thu năm 2024, mảng chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại 40% đến từ mảng nông sản. Tuy nhiên, trong năm 2025, công ty sẽ tập trung hoàn toàn vào mảng cốt lõi là chăn nuôi 100%, với tổng sản lượng dự kiến đạt 900.000 con heo. Sự thay đổi trong cơ cấu doanh thu là cơ sở để BAF kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Bà Giang thông tin, trong quý I, BAF ước đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng, sản lượng bán đạt khoảng 160.000 con heo, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 140 tỷ đồng. Công ty đã thực hiện 110% so với kế hoạch đề ra cho quý I.

BAF Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng gấp 2 lần, chuyển trọng tâm vào chăn nuôi - 2
BAF đặt mục tiêu tới 2030 đạt 10 triệu heo thương phẩm

CEO BAF cho biết, công ty đang vận hành 40 trang trại, chưa bao gồm những trang trại gia công. Công ty tập trung vào hiệu quả sản xuất. Hiện công ty đang làm thủ tục xin chủ trương xây dựng trang trại theo mô hình nhà tầng tại Tây Ninh. Một dự án nhà tầng có thể mang lại sản lượng khoảng 1,6 triệu heo thịt/năm, tương đương nhiều dự án nhỏ lẻ cộng lại.

Về cơ hội từ việc hợp tác với đối tác Muyuan, Trung Quốc, bà Giang cho biết, việc hợp tác mang đến lợi ích theo hai hình thức gồm việc Muyuan hỗ trợ về công nghệ kiểm soát dịch bệnh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, nguồn nhân lực; hai là Muyuan đang trong thương thảo về vay vốn trong một số dự án của BAF, hai bên cùng phân chia, vận hành.

Về vấn đề triển khai ESG ở doanh nghiệp, bà Giang nêu hiện Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết, hướng đến net-zero. Đây là xu thế tất yếu và BAF cũng tham gia chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Tại BAF, một số trang trại đã có đầu tư điện áp mái mặt trời. Năm qua công ty cũng đã lắp một số máy bio-gas, sản lượng đủ dùng. Ngoài việc khai thác điện, đây cũng là một điểm cộng để BAF giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon, giúp BAF tiếp cận các nguồn vay tốt hơn.

Danh Phú  
Áp dụng hệ thống KRX: Nhiều thay đổi nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý
Chứng khoán APG bất ngờ điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận lên mức 120 tỷ, kiểm soát rủi ro theo hướng “phòng cháy hơn chữa cháy”
Thị trường không thuận lợi ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cốt lõi của Chứng khoán Vietcombank trong quý I/2025
VIC tím trần cùng loạt cổ phiếu xuất khẩu “ăn theo” thông tin đàm phán thương mại với Hoa Kỳ kéo chứng khoán bứt phá
ĐHĐCĐ Novaland 2025: Nỗ lực tái cấu trúc và gỡ vướng pháp lý, cải thiện kết quả kinh doanh
Chứng khoán 22/4: “Đánh võng” nghẹt thở, đi tìm nguyên nhân cổ phiếu Vingroup giảm liên tiếp
Thị trường chứng khoán đỏ lửa, cổ phiếu Vingroup nằm sàn
Làm sao để chứng khoán Việt Nam tăng thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư Hàn Quốc?
Chứng khoán bất ngờ đảo chiều giảm gần 20 điểm, cổ phiếu FPT nằm sàn
Ngân hàng ACB phát hành gần 670 triệu cổ phiếu trả cổ tức
HAGL của “bầu” Đức sắp hết lỗ lũy kế, cam kết khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo
MSVN nêu ba kịch bản thuế quan và chỉnh mục tiêu VN-Index trong 2025
Vinamilk sẽ bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022
Ông Đặng Hồng Anh và loạt lãnh đạo TTC Land nộp đơn từ nhiệm
Cổ phiếu ngân hàng “bầu” Hiển tiếp tục bùng nổ với hơn 1.200 tỷ đồng
Sau tin hoãn áp thuế từ Mỹ, chứng khoán Việt có phiên tăng mạnh nhất lịch sử hơn 24 năm
Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên mới nổi vào tháng 9 tới
Chứng khoán Việt Nam bùng nổ trở lại: Hơn 370 cổ phiếu tím trần, VN30-Index tăng kịch biên độ
Doanh nghiệp chưa đầy 1 năm tuổi tiếp tục chi hơn 10 tỷ đồng nâng sở hữu tại MHC
Vingroup sắp phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ nhằm cơ cấu nợ
Xem thêm