|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 19/02/2025 17:51

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội: Bắt đúng mạch, khẩn trương khắc phục điểm nghẽn

Sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra và họp phiên bế mạc diễn ra vào sáng nay (ngày 19/2).

ctqh.jpg
Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Với 6,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ chức, cán bộ tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Bên cạnh đó, Quốc hội xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trên cơ sở bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, dân chủ thảo luận, thể chế hóa thành pháp luật; cùng với tinh thần hết sức cầu thị lắng nghe, nghiên cứu kỹ lưỡng để giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra; tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua 4 luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và 4 nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15; thông qua 6 Nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình trọng điểm quốc gia.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước.

Đồng thời, công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội.

190220251149-z6331502587344_2f6483299ea2fbb28ec7fe52b019eb57.jpg
Toàn cảnh phiên bế mạc

Quốc hội đã bầu bổ sung 2 Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Quốc hội cũng đã bầu 6 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 4 Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời, miễn nhiệm một số Bộ trưởng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nhận nhiệm vụ khác.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, các đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, quyết nghị các nội dung khó, phạm vi ảnh hưởng rộng; trong điều kiện đặc biệt, chịu áp lực về thời gian nhưng với yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, triển khai ngay trong thực tiễn, các đại biểu Quốc hội đều thể hiện sự ủng hộ, quyết tâm rất cao, có nhiều ý kiến thẳng thắn và có giá trị về cả lý luận và thực tiễn.

"Nhiều đại biểu đã ghi nhận: các dự thảo luật trình Quốc hội kỳ này có nhiều vấn đề mới, đúng và trúng, ngắn gọn, dễ hiểu, theo đúng tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV; khẳng định quyết sách kịp thời, tất yếu khách quan, đúng đắn, tầm nhìn xa, cơ sở thuyết phục của Đảng, Nhà nước; đã bắt được đúng mạch, không chần chừ, do dự để khẩn trương khắc phục những tồn tại, vướng mắc, những điểm nghẽn làm chậm sự phát triển của đất nước. Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử, đột phá cho sự phát triển của đất nước", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, còn nhiều vấn đề cụ thể của thực tiễn rất khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng hiến định, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo thông suốt, khả thi, hiệu quả, đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Sau kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm. Đề nghị Chính phủ nỗ lực cao nhất để xây dựng các kế hoạch, văn bản quy định chi tiết nội dung được giao trong các luật và nghị quyết của Quốc hội; các cơ quan khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sắp xếp bộ máy cần xử lý ngay, có tính chất đặc thù, mà không thể xử lý theo nguyên tắc chung để ban hành theo thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị các cơ quan hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, chủ động chuẩn bị tốt nhất nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV tới đây.

M.Đ  
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội: Bắt đúng mạch, khẩn trương khắc phục điểm nghẽn
Thủ tướng Chính phủ “Kiên quyết không để tình trạng vốn chờ dự án, có vốn mà không giải ngân được”
Sáng nay, Quốc hội quyết nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính mạnh mẽ hơn cho ASEAN+3 trong bối cảnh bất định
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Ông Phan Văn Mãi làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội
Các ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ
Không cầu toàn, không nóng vội khi triển khai dự án điện hạt nhân
Đề nghị bổ sung hơn 38 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
HSBC: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2025
Công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
Giá vàng miếng tăng trở lại sau phiên 'lao dốc' cuối tuần
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' cho tăng trưởng 8% trở lên
Chính thức triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Đài Loan gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân
Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Hoa Kỳ muốn duy trì hợp tác kinh tế, thương mại bền vững với Việt Nam
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt vốn hơn 203.000 tỷ đồng
Tổng thống Donald Trump đưa ra kế hoạch áp dụng thuế quan 'có đi có lại', hiệu lực có thể bắt đầu từ tháng 4/2025
Xem thêm