|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 19/02/2025 08:40

Sáng nay, Quốc hội quyết nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Sáng nay 19/2, Quốc hội khóa XV bước vào phiên làm việc cuối cùng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với việc biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.

hop-quoc-hoi-2-1739924851.jpg
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh Quốc hội)

Cụ thể, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP.HCM; Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước cũng được biểu quyết thông qua sáng nay.

Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số cơ chế, giải pháp cấp bách cần thiết để triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới Trụ sở làm việc cơ quan Chủ tịch nước tại số 02 Lê Thạch, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

hop-quoc-hoi-3-1739924905.jpg
Sáng nay 19/2, Quốc hội khóa XV bước vào phiên làm việc cuối cùng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với việc biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng. (Ảnh Quốc hội)

Từ 10h, Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết, gồm: Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc từ sáng 12/2/2025 để xem xét nhiều nội dung quan trọng.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới./.

Trước đó, vào chiều 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự. Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh.

Cũng trong Phiên họp chiều 18/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo đó, ông Vũ Hồng Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế) và ông Lê Minh Hoan (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV được thông qua với 461/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96.44% tổng số ĐBQH).

Ông Phan Văn Mãi (Chủ tịch UBND TP.HCM) được bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Ông Mãi cũng được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Ông Hoàng Thanh Tùng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp

Ông Lê Tấn Tới giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Đắc Vinh giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội.

Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu

Ông Dương Thanh Bình giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV được thông qua với 446/466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93.31% tổng số ĐBQH)

Còn Nghị quyết bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV được thông qua với 447/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93.51% tổng số ĐBQH).

Trong sáng cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96.86% tổng số ĐBQH).

Còn Nghị quyết về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi) được thông qua với 450/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 94.14% tổng số ĐBQH).

Sau khi thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, số lượng các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban.

Theo đó, kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, chuyển nhiệm vụ về Ủy ban Quốc phòng, An ninh, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao. Đồng thời, đổi tên Ủy ban Quốc phòng - An ninh thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại.

Sáp nhập Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp thành Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách thành Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hoá, Giáo dục thành Ủy ban Văn hóa và Xã hội.

Nâng cấp 2 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ban Dân nguyện thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; Ban Công tác đại biểu thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội.

Ngoài ra, giữ nguyên Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này chỉ quy định chung mà không còn nêu cụ thể các ủy ban của Quốc hội với tên gọi cụ thể. Thay vào đó, Quốc hội có nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và các ủy ban, rồi giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan của Quốc hội./.

Bình Châu (tổng hợp)  
Giá vàng trong nước vượt “đỉnh” 120 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn
3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Xem thêm