|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 15/03/2025 06:43

Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng cho tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.


Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế - 1

Theo ông Nguyễn Bá Hùng, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. (Ảnh: NLD)

Theo ông Hùng, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện tốt hơn so với nhiều nước có thu nhập trung bình nhưng để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong khu vực, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tổng giá trị đầu tư công vào hạ tầng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đạt khoảng 70% – 80% ngân sách. “Điều này cho thấy, nếu có thể giải ngân đủ nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1% mỗi năm”, chuyên gia ADB cho hay.

Để huy động tài chính cho các dự án đầu tư công, ông Hùng cho rằng Việt Nam cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn thay vì chỉ dựa vào ngân sách nhà nước. Việc thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) là một giải pháp quan trọng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách, đồng thời tận dụng được nguồn lực từ khu vực tư nhân.

“Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. Để thành công, Việt Nam cần đảm bảo tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút nguồn lực tư nhân để tạo ra sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế trong giai đoạn tới”, chuyên gia ADB gợi ý.

Ngoài ra, ông Hùng cũng khẳng định việc phân cấp đầu tư công về cho các địa phương là một bước đi cần thiết nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn. Những bất cập trong quy trình thủ tục giữa trung ương và địa phương khiến nhiều dự án bị kéo dài, làm giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, cần cải thiện tính minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư công, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện của các địa phương.

Dẫn chứng ở TP.HCM, ông Hùng cho biết: "Việc Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM là cơ hội lớn để thành phố dẫn đầu trong đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, TP.HCM cần có các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong triển khai. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý để tránh tình trạng vốn có nhưng không giải ngân được”.

Ở góc độ nhà quản lý, ông Bùi Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh này sẽ chủ động quy hoạch các nguồn lực đầu tư, lấy mục tiêu giải ngân vốn cho các công trình trọng điểm làm thước đo hiệu quả. Bình Dương sẽ đẩy mạnh kết nối giao thông với TP.HCM và Đồng Nai để tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa, phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Tỉnh đang xúc tiến triển khai nhiều dự án mới, trong đó có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt nhẹ để phục vụ vận chuyển hàng hóa, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm nay.

Trong năm nay, một loạt dự án đầu tư công lớn đã được triển khai được kỳ vọng sẽ là kênh bơm “vốn mồi” quan trọng cho nền kinh tế. Song, kênh bơm vốn này cũng cần sự tiếp sức của hệ thống ngân hàng.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 2, cho rằng việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay không phải là điều khó nếu GDP tăng trưởng đạt 8%. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là khả năng hấp thụ vốn và điều chuyển dòng vốn đúng hướng. Chẳng hạn, các dự án đầu tư công có tác động kích thích kinh tế nhưng cần phát triển đồng bộ hệ sinh thái xung quanh để phát huy hiệu quả.

“Sự kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ giúp hoạt động tín dụng phát triển tốt hơn”, ông Lệnh nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế năm 2025. Đầu tư công được triển khai hiệu quả sẽ kích thích sản xuất của khu vực tư nhân và của toàn nền kinh tế, kéo theo nhu cầu tín dụng tăng lên.

Tuấn Dương  
Giá vàng trong nước vượt “đỉnh” 120 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn
3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Xem thêm