Dự án “EU Good Food - Good Life”: Quảng bá các thực phẩm châu Âu đến với người tiêu dùng Việt Nam
Dự án “EU Good Food - Good Life” đã chính thức khởi động tại Việt Nam. Đây là một chiến dịch kéo sẽ dài từ nay tới năm 2027, với mục tiêu quảng bá các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao từ châu Âu. Bao gồm thịt bò và thịt heo châu Âu từ Ba Lan, cùng với kiwi và đào hộp từ Hy Lạp tới thị trường Việt Nam.

Dự án “EU Good Food – Good Life” nằm trong chiến dịch tập trung vào quảng bá các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao của châu Âu, đồng thời quảng bá tiêu chuẩn sản xuất châu Âu, bao gồm các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật.
Đại diện Công ty Novacert - đơn vị thực thi dự án trong khuôn khổ dự án “EU Good Food - Good Life" cho biết, chương trình nằm trong khuôn khổ tầm nhìn của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu có tầm nhìn dành riêng cho ngành nông nghiệp và thực phẩm, nhằm tạo nên niềm tin cũng như tạo ra đối thoại với các bên có liên quan trong ngành và chuỗi giá trị trong Liên minh châu Âu và trên toàn cầu.
Dự án có tầm nhìn nhấn mạnh vào sự tham gia gần gũi của các bên liên quan, bao gồm các tổ chức cũng như những người nông dân, những doanh nghiệp trong chuỗi lương thực, thực phẩm ở tất cả các cấp độ về ý tưởng mới của mọi người, cũng như tầm nhìn trong chính sách nông nghiệp chung của EU. Chính sách có mục tiêu chung là tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp châu Âu.
Mục tiêu chính của chiến dịch là nâng cao nhận thức về giá trị dinh dưỡng của thịt và trái cây được sản xuất tại châu Âu. Thông qua đó, xây dựng niềm tin về nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó là những phương pháp sản xuất được sử dụng với tiêu chuẩn cao về cách thức sản xuất, chế biến thực phẩm. Đây đều là những yếu tố quan trọng, cấu thành nên chất lượng, hương vị và liên quan đến độ an toàn khi sử dụng.

Chiến dịch bao gồm nhiều hoạt động được tổ chức rất cụ thể hướng đến 2 thị trường là Việt Nam và Hàn Quốc, với những hoạt động chủ yếu tập trung vào 4 sản phẩm chính đó là: thịt heo và thịt bò đến từ Ba Lan; kiwi và đào đóng hộp đến từ Hy Lạp. Thông qua chương trình “EU Good Food – Good Life”, người tiêu dùng tại Việt Nam và Hàn Quốc có thể hiểu rõ hơn về thịt và trái cây châu Âu, đánh giá cao những đặc điểm về truyền thống, chất lượng và hương vị đặc biệt.
Dự án kỳ vọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng gia tăng của người tiêu dùng Việt Nam đối với thực phẩm châu Âu chất lượng cao, cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và công nghệ nông nghiệp tiên tiến để tạo ra những sản phẩm không chỉ có hương vị tuyệt hảo mà còn bền vững và an toàn.
“Chúng tôi tự hào thông báo về việc chính thức khởi động dự án “EU Good Food - Good Life” Việt Nam. Đây là một chiến dịch đổi mới kéo dài 3 năm, từ năm 2024 - 2027, với mục tiêu quảng bá các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao từ châu Âu, bao gồm thịt bò và thịt heo châu Âu từ Ba Lan, cùng với kiwi và đào hộp từ Hy Lạp tới thị trường Việt Nam”, đại diện dự án chia sẻ.
Sáng kiến này được đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu. Đơn vị điều phối chương trình là Hiệp hội các Nhà sản xuất và Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thịt (UPEMI), trong khi đơn vị thụ hưởng là Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia (ASIAC). Chiến dịch nhấn mạnh vào chất lượng truyền thống, hương vị đặc biệt và tiêu chuẩn cao của các sản phẩm châu Âu.
Để đánh dấu sự kiện khởi động dự án ẩm thực này, một buổi giới thiệu đã được tổ chức vào cuối tuần qua tại khách sạn Caravelle Sài Gòn. Chương trình với sự tham gia của các đại diện quan trọng đến từ 2 hiệp hội, ông Stelios Pantelidis – Đại diện hiệp hội Imathias (ASIAC) và ông Wiesław Różański - Đại điện Liên minh các Nhà sản xuất và Chủ doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp Thịt của Ba Lan.

Bà Ariadni Sachinoglou - Quản lý Dự án Công ty Novacert cho biết: “Công ty mang thực phẩm chất lượng cao của châu Âu tới thị trường Việt Nam. Thực phẩm của châu Âu nổi tiếng toàn cầu về sự an toàn, khả năng truy xuất nguồn gốc và tính xác thực. Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, Liên minh châu Âu đang áp dụng một số tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát chuyên dụng có thể lặp lại ở mọi giai đoạn sản xuất. Các tiêu chuẩn này bao gồm yêu cầu về điều kiện sản xuất, vệ sinh, kiểm soát phòng thí nghiệm và hệ thống giám sát các mối nguy hiểm tiềm ẩn”.